Táo- Vị thuốc trong y học cổ truyền

Cập nhật: 5/26/2017 - Lượt xem: 13914
Sách "Tế dan yếu nguyệt" của Trung Quốc cổ xưa chuyên viết về nông nghiệp từng ghi táo là loại quả có nhiều chất bổ, Y học cổ truyền kết luận táo có tác dụng dưỡng tì khí, bình vị khí, thông cửu khiếu, trợ la linh lạc, bổ khí, sinh tân dịch. Trong nhiều thang thuốc chữa ngoại cảm, nội thương thường có táo (táo tầu).
 
Phụ nữ tứ tuần, tuổi hồi xuân hay bị sốt cao, đổ mồ hôi, hay hồi hộp khó kìm nén được tình cảm hoặc bị bệnh tâm thần khi khóc lúc cười, thiếu máu, suy nhược thần kinh thì thang thuốc "Cam mạch đại táo" gồm 10 quả táo tầu, 30g phụ tiểu mạch 10g cam thảo có tác dụng an thần.

Y học cổ truyền cho biết táo tầu có vị ngọt tính bình, không độc. Bổ máu, kiện tì, chữa khỏi đau bụng đi lị, loạn nhịp tim, huyết hư khô héo…Nhân hạt táo chua cũng là vị thuốc an thần dễ ngủ, hạ huyết áp. Một nhà khoa học người Anh từng thử nghiệm kết quả thấy bệnh nhân trên giường bệnh mà thường xuyên ăn táo, sức khỏe phục hồi nhanh hơn bệnh nhân chỉ đơn thuần chữa bệnh bằng thuốc.

Táo của ta quả nhỏ hơn táo các nước Trung Quốc, Nhật, Triều Tiên…nhưng cũng rất giàu dinh dưỡng. Chất đường trong táo có từ 20%- 40%. Cứ 100g táo ta sẽ có 400 - 600 vitamin C, cao hơn 7 đến 10 lần lượng vitamin C trong cam, quýt. So với táo Trung Quốc hàm lượng vitamin C của táo ta còn cao hơn đến 100 lần. Có thể nói hàm lượng vitamin C trong táo ta là đứng đầu trong các loại quả. Trong táo ta, lượng vitamin P cao hơn hàng chục lần trong quýt, trong cam. Táo ta còn có các chất dinh dưỡng khác như Abumin, chất béo, sắt, magiê, kali…