Hoạt động chuyên môn Nghiên cứu khoa học Lĩnh vực nghiên cứu Dinh dưỡng lâm sàngAn toàn thực phẩmDinh dưỡng cộng đồng Các đề tài và xuất bản phẩm Đào tạo Giới thiệu trung tâm đào tạo Chương trình đào tạo Thư viện Giáo trình/Bài giảng Hoạt động Đào tạo Dành cho học viên Luận án của học viên Hợp tác quốc tế Lĩnh vực hợp tác Đối tác quốc tế Các hoạt động Chiến lược Dinh dưỡng Quản lý nhà nước Kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu Thanh tra, kiểm tra về ATTP Thông tin - giáo dục dinh dưỡng Thông tin, giáo dục truyền thông Dinh dưỡng phòng chống COVID-19 Tài liệu truyền thông dinh dưỡng Tra cứu đề tài Số liệu thống kê Thư viện điện tử Dịch vụ Kiểm nghiệm VSATTP Khám tư vấn dinh dưỡng Sản phẩm dinh dưỡng (NINFOOD) Công bố các sản phẩm thực phẩm Giới thiệu Viện Dinh dưỡng Quốc gia Giới thiệu Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em - Viện Dinh dưỡng Quốc gia Dinh dưỡng cho trẻ đề kháng kém-nguồn VTV2 Liên kết Website WHO UNICEF Cục ATVSTP Nutrition-USA ENN MOH Viet Nam FANTA SMART Nutrition Survey Trung tam TTGDSK TW WHO Library HINARI WHO Library eLENA WHO In Viet Nam Sức khỏe & đời sống Thư viện Nestlé Vi chất dinh dưỡng Tạp chí Y học dự phòng NINFOOD Link liên kết Dinh dưỡng hợp lý Tìm hiểu tác dụng của cà chua với sức khỏe Cập nhật: 5/26/2017 - Lượt xem: 53462 Thành phần các chất dinh dưỡng trong quả cà chua Cây cà chua có tên khoa học là Lycopesium esculentum, thuộc họ Cà (Solanaceae), tên gọi bằng tiếng Anh là Tomato, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, là loại rau ăn quả. Quả cà chua có nhiều kích cỡ và màu sắc khi chín khác nhau (vàng, da cam, hồng, đỏ…) nhưng cà chua màu đỏ giàu chất dinh dưỡng và các hợp chất có hoạt tính sinh học nhất. Trong số các loại rau, củ, quả dùng làm rau thì cà chua là thực phẩm chứa vitamin, chất khoáng và nhiều chất có hoạt tính sinh học nhất, là thực phẩm có lợi cho sức khỏe được dùng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.. Theo Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam năm do Viện Dinh dưỡng biên soạn năm 2007 thì cà chua chứa nhiều vitamin C (40mg/100g), beta-caroten (393 μg/100g), lycopen (3.025 μg/100g), vitamin K (7,9 μg/100g), một lượng đáng kể các chất khoáng cần thiết như Kali, Mangan, Magie, đồng, sắt, kẽm và chất xơ hòa tan. Tác dụng của cà chua đối với sức khỏe- Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh tác dụng đặc biệt của cà chua đối với sức khỏe. Quả cà chua có nhiều vitamin, chất khoáng và vi khoáng dễ hấp thu, giúp cho cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, phòng chống nhiễm trùng. - Lycopen và beta-caroten có tác dụng chống oxy hóa mạnh, chế độ ăn tăng cường cà chua đã góp phần làm chậm quá trình lão hoá và làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng, ung thư vòm họng…. - Ngoài ra, cà chua còn chứa nhiều hợp chất hóa thực vật khác và chất xơ giúp cho cơ thể bài xuất cholesterol, giảm cục máu đông, đề phòng các tai biến của bệnh tim mạch, bệnh béo phì. Cà chua ăn tươi, làm nước ép thì không bị mất vitamin C nhưng khi nấu chín như làm sốt cà chua, nấu canh với sườn, với thịt nạc hay riêu cua, riêu cá… lại làm tăng khả năng hấp thu Lycopen và beta-caroten. Cà chua có lợi cho sức khỏe ở mọi lứa tuổi. Đối với chị em phụ nữ, ăn nhiều cà chua sẽ có làn da khỏe đẹp, giảm nguy cơ béo phì và giảm nguy cơ ung thư vú. Để chuẩn bị cho ngày Tết, người tiêu dùng nên chọn mua quả cà chua đã chín nhưng còn cứng, không có đốm, không bị trầy vỏ hoặc dập nát, có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp. Khi cà chua đã chín mềm thì cần đựng vào hộp kín, bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh và đưa ra ngoài 30’ trước khi sử dụng. Rửa kỹ cả quả cà chua dưới vòi nước là lời khuyên đảm bảo an toàn thực phẩm. PGS. TS. Hà Thị Anh Đào Tin liên quan Quả sầu riêng Cần phối hợp cân đối đạm động vật và đạm thực vật trong bữa ăn hàng ngày Cua đồng nguồn chất đạm quý Chế độ ăn và bệnh mạch não Óc và Tủy có phải là thức ăn bổ dưỡng ? Chế độ ăn trong bệnh viêm đại tràng mạn tính Bữa ăn gia đình- nền tảng hạnh phúc và sức khỏe Có phải uống sữa nhiều thì trẻ sẽ cao ?