Nếu bị Đái tháo đường, tôi phải làm gì?

Cập nhật: 11/30/2021 - Lượt xem: 4429

I. KHÁM TẠI CƠ SỞ Y TẾ 

Đến khám tại cơ sở y tế định kỳ, khám theo lịch hẹn  hoặc ngay khi có các triệu chứng/dấu hiệu của tăng đường huyết hoặc nghi ngờ bị đái tháo đường

II. TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ

Tuân thủ điều trị và theo dõi đường huyết thường xuyên là một nguyên tắc tối quan trọng trong điều trị và kiểm soát đường huyết. Đi khám định kỳ theo đúng lịch hẹn, và tuân thủ đúng các hướng dẫn điều trị bao gồm cả việc dùng thuốc và các lời khuyên về sinh hoạt, ăn uống. Khi đã được chẩn đoán bị đái tháo đường thì việc sử dụng các loại thuốc khác, kể cả các loại thuốc đông y đều cần lời khuyên của bác sỹ. Việc tuân thủ điều trị bệnh đái tháo đường giúp phòng ngừa nhiều biến chứng như suy thận, đoạn chi, mù mắt và kéo dài tuổi thọ khỏe mạnh cho người bệnh...

III. PHÒNG NGỪA HẠ ĐƯỜNG HUYẾT VÀ XỬ TRÍ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

1. Phòng ngừa hạ đường huyết

- Ăn đúng giờ

- Không bỏ bữa ăn hay ăn trễ , hoặc ăn quá ít.

- Uống thuốc, tiêm Insulin đúng qui định.

- Nên ăn nhẹ trước  khi tập thể dục vừa hoặc nặng.

- Thường xuyên kiểm tra huyết áp theo hướng dẫn

2. Xử trí hạ đường huyết:

- Thử đường huyết ngay tại nhà khi có các triệu chứng của hạ đường huyết, nếu đường huyết thấp:

- Ăn hoặc uống 10 - 20 gram carbohydrate (2 thìa cafe đường cát, mật ong, mứt, 150ml Coca cola…).

- Sau 15 - 20 phút, thử lại đường huyết lần thứ 2.

- Nếu lượng đường trong máu vẫn còn thấp khi thử máu lần 2, lặp lại lần 2 thực phẩm nêu trên.

Nếu lượng đường trong máu khi thử máu lần 2 bình thường: bữa ăn tiếp theo (hơn 1 giờ sau):

- bữa ăn nhẹ nhỏ với tinh bột và protein.

IV. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Dinh dưỡng có vai trò rt quan trng đi vi bnh nhân đái tháo đường. Mt chế đ dinh dưỡng hp lý có th giúp kim soát tt đường huyết mà không cn dùng thuc hoc gim được liu thuc đang s dng và gim hoc kim chế các biến chng do đái tháo đường gây ra.

1. Mc tiêu ca chế đ dinh dưỡng:

- Giúp h tr kim soát glucose máu, gim nng đ HbA1C trong máu

- H tr và điu chnh ri lon chuyn hóa lipid máu, các ri lon chc năng thn, tăng huyết áp và triu chng ca các bnh nn khác

 - Kim soát cân nng

3. Nguyên tc ca chế đ dinh dưỡng: Chế đ dinh dưỡng cho bnh nhân đái tháo đường cn:

- Cung cp đy đ năng lượng và cân bng các cht dinh dưỡng, vitamin và khoáng cht

- Duy trì trng lượng cơ th mc hp lý

- Không làm cho đường máu tăng quá cao sau ba ăn

- Ăn đúng gi, không b ba, không b h đường huyết lúc xa ba ăn

3.  La chn thc phm:

 - La chn các thc phm có nhiu cht xơ như: ngũ cc nguyên ht, rau, c, sa ht... Khi la chn thc phm cung cp glucid, ưu tiên các thc phm có ch s đường huyết thp

 - La chn thc phm có nhiu cht béo không no t các ngun thc vt, cá.. Nên ăn cá ít nht 2-3 ba/ tun. Ưu tiên nhng thc phm giàu acid béo và Omega3 (m cá, cá hi)

 - Thc phm có nhiu vitamin như qu chín.

4. Hn chế:

 - Hn chế ăn go trng, bánh mì, miến, bt sn dây, các loi c nướng

 - Hn chế các thc phm cha cht béo bão hòa: m đng vt, tht nhiu m...

 - Hn chế thc phm có nhiu cholesterol gây nguy cơ tăng bnh tim mch, không tt cho sc khe nói chung và người bnh tiu đường nói riêng.

 - Không nên ăn ph tng đng vt, da ca gia cm...

 - Hn chế các thc phm có nhiu đường đơn, đường đôi: kem tươi, các loi bánh ko ngt, mt, sirô, các loi hoa qu sy khô, mt hoa qu, nước ngt có ga...

 - Hn chế các món ăn dưới dng nướng, chiên, xào nhit đ cao.

 - Hn chế s dng rượu, bia, cà phê, chè...

V. TẬP LUYỆN 

Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn, việc tập luyện, vận động thường xuyên, có lối sống năng động cũng được coi là một biện pháp kiểm soát đường huyết. Vận động thể lực giúp làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện khả năng sử dụng glucose của cơ thể, tăng tác dụng của insulin, khi tập thể dục đều đặn, liều insulin cần thiết có thể giảm, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cải thiện huyết áp ở người huyết áp nhẹ và vừa, cải thiện khả năng vận chuyển oxy làm tăng độ dẻo dai và sức chịu đựng của cơ thể, kiểm soát trọng lượng cơ thể. Có nhiều nghiên cứu gần đây còn chứng minh rằng, việc luyện tập thường xuyên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị và ngăn chặn các biến chứng của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên cần tránh luyện tập quá mức

Đối với người đái tháo đường tập thể dục như là liệu pháp giúp điều trị bệnh. Khi người bệnh vận động các bộ phận trong cơ thế phối hợp nhịp nhàng với nhau làm giảm đường huyết trong máu.

Hiệp hội đái tháo đường Mỹ đưa ra những lời khuyên sau đây dành cho người đái tháo đường:

- Tập ít nhất 150 phút mỗi tuần, cường độ hoạt động thể chất vừa phải, chia ra ít nhất ba ngày trong tuần, không để quá hai ngày liên tiếp qua đi mà không tập.

- Trong trường hợp không có chống chỉ định, tập động tác có trở kháng ít nhất hai lần mỗi tuần, 2 lần tập này không liền kề nhau.

- Tăng vận động hàng ngày, chẳng hạn như đi bộ nhiều hơn

Các phương pháp tập luyện được khuyến cáo:

Hàng đầu là đi bộ, ngoài ra người bệnh có thể chọn lựa chạy bộ, yoga, thể dục dưỡng sinh, bơi lội… hoặc tập luyện theo hướng dẫn của thầy thuốc.

VI. ĐIỀU CHỈNH CÁC THÓI QUEN SINH HOẠT KHÁC

Ngoài điều chỉnh chế độ ăn và vận động, việc ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào kể cả các dạng khác như hút thuốc lá điện tử, nhai, ăn… cũng như tránh xa môi trường có khói thuốc

- Hạn chế uống rượu, bia các loại

- Tránh những thói quen tiêu cực gây căng thẳng

- Duy trì cân nặng phù hợp

VII. HỖ TRỢ/ ĐIỀU CHỈNH TÂM LÝ

Người bị tiểu đường có thể kèm theo nhiều bệnh khác vì vậy  nên tìm hiểu về bệnh để tự biết cách thực hiện các thói quen tốt trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, luôn giữ trạng thái tâm lý ổn định, cân bằng, tránh bị các kích động hoăc sang chấn gây ảnh hưởng đến tâm lý. Sự ủng hộ và hỗ trợ của người thân, bạn bè và đồng nghiệp với người bị đái tháo đường trong việc điều chỉnh lối sống cũng là yếu tố góp phần giúp người đái tháo đường kiểm soát được đường huyết của họ và có cuộc sống chất lượng tốt hơn.