Thế nào là Đái tháo đường?

Cập nhật: 11/30/2021 - Lượt xem: 5717

I. ĐỊNH NGHĨA CỦA NGÀNH Y TẾ

Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa do sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của insulin hoặc kết hợp cả hai dẫn đến tình trạng tăng đường huyết mạn tính.

Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây [47]:

1. Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L) hoặc:

2. Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g  ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).

3. HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol) (HbA1c là một loại hemoglobin đặc biệt kết hợp giữa hemoglobin và glucose trong máu, nó đại diện cho tình trạng gắn kết của đường trên Hb hồng cầu)

4. Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).

Đái tháo đường được chia làm 2 loại chính:

Đái tháo đường tuýp 1: Thường xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi, bệnh liên quan đến yếu tố tự miễn gây phá hủy tuyến tụy là tuyến sản xuất insulin làm cho cơ thể không có khả năng sản xuất insulin.

Đái tháo đường tuýp 2: Thường xảy ra chủ yếu ở người trưởng thành, bệnh thường có liên quan đến yếu tố tuổi, béo phì, ít vận động và di truyền...

Câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Theo bác, tiêu chuẩn để chẩn đoán mắc bệnh Đái tháo đường là gì?

1. Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L) 
   
2.  Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g  ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L) 
   
3. HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol) (HbA1c là một loại hemoglobin đặc biệt kết hợp giữa hemoglobin và glucose trong máu, nó đại diện cho tình trạng gắn kết của đường trên Hb hồng cầu)
   
4.  Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L). 
   
5.  Một trong 4 tiêu chí trên
99.   

Câu 2: Theo bác những người nào có nguy cơ cao mắc bệnh Đái tháo đường?

1.  Người trưởng thành, béo phì, ít vận động… 
   
2. Trẻ em và người trưởng thành 
   
 3.   Tuỳ vào từng thể Đái tháo đường mà đối tượng nguy cơ có thể khác nhau.
   

Câu 3: Hậu quả của đái tháo đường đối với sức khỏe? (nhiều lựa chọn)

1. Không có tác hại gì. 
   
 2. Khiến cơ thể mệt mỏi, không làm việc bình thường. 
   
 3. Có thể gây tai biến về mắt, tim, gan, thận, thần kinh.
   
4. Có thể gây các nhiễm khuẩn: nhiễm nấm, lao, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm răng...
   
5. Vết thương lâu lành
   
6. Loét chân
   
7. Đột quỵ
   
8.  Tăng huyết áp
   
9. Rối loạn mỡ máu
   
 99. Không trả lời/không biết.
   
 77. Khác.
   

Câu 4: Xin anh/chị cho biết cách phòng đái tháo đường? (nhiều lựa chọn)

1. Đái tháo đường không thể phòng được. 
   
2. Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
   
3. Chế độ ăn và vận động phù hợp với lứa tuổi.
   
4. Hạn chế rượu bia, các chất kích thích.
   
5. Ăn mặn và các thực phẩm giàu chất béo.
   
6.  Tập luyện, vận động cường độ cao.
   
7.  Ăn nhiều rau xanh, quả chín.
   
8. Ăn nhiều thực phẩm giàu tinh bột.
   
9. Hạn chế phủ tạng động vật các loại.
   
10. Tuân thủ điều trị của bác sỹ. 
   
 99. Không trả lời/không biết.
   
 77. Khác (ghi rõ). 
   

Câu 5: Xin anh/chị cho biết nguyên tắc ăn uống ở người bị đái tháo đường? (nhiều lựa chọn)

1. Ăn như bình thường
   
2. Ăn nhạt hơn bình thường
   
3. Tránh ăn đồ chế biến sẵn
   
4. Tránh ăn phủ tạng động vật
   
5. Tránh ăn hải sản
   
6. Hạn chế dầu mỡ, thức ăn chiên/rán
   
7. Hạn chế các thức ăn nhiều tinh bột.
   
8. Chế độ ăn chia nhiều bữa nhỏ
   
9. Uống rượu, bia, trà, cà phê như bình thường.
   
99. Không trả lời/không biết.
   
77. Khác (ghi rõ).
   

2. CÁCH HIỂU CỦA NGƯỜI DÂN TẠI CỘNG ĐỒNG

Đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường là hiện tượng lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường.

Ở giai đoạn đầu, có nhiều bệnh nhân không thấy có triệu chứng gì. Khi bệnh tiến triển, bệnh nhân có thể có các triệu chứng điển hình như: ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều và gầy sút cân nhiều.

Ngoài ra người bệnh còn bị khô miệng, khô da, mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, rụng tóc và rối loạn kinh nguyệt (ở phụ nữ), vết thương lâu lành, có cảm giác kiến bò ở đầu chi... Nếu người bệnh không được khám và điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nặng và phức tạp khác.

Những yếu tố nguy cơ của đái tháo đường tuýp 2 bao gồm: tuổi trên 45 tuổi; tiền sử trong gia đình có người bị tiểu đường, người ít hoạt động thể lực, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, thừa cân, béo phì, béo bụng, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu hoặc phụ nữ đã từng sinh con >4kg.

Những yếu tố nguy cơ của đái tháo đường tuýp 1 bao gồm: Tuổi khởi phát bệnh < 30 tuổi, triệu chứng rầm rộ, tiền sử gia đình có người bị bệnh hoặc mắc bệnh tự miễn khác.

Khi thấy mình có một trong các biểu hiên như trên cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và được chẩn đoán chính xác.