Hỗ trợ các sản phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ em bị suy dinh dưỡng vùng lũ

Cập nhật: 10/17/2012 - Lượt xem: 15173

Lũ lụt ngày 7/9/2012 làm thiệt hại 2 huyện Thọ Xuân, Nông Cống tỉnh Thanh Hóa, đe dọa đến tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi đặc biệt là trẻ bị suy dinh dưỡng có nguy cơ nặng hơn. Thiệt hại lớn nhất là huyện Thọ Xuân ảnh hưởng hơn 10 xã và nặng nhất là xã Quảng Phú do vỡ đê bao sông Cầu chày làm ngập 674/1760 hộ gia đình với 3565/7670 nhân khẩu phải xơ tán. Lũ lụt gây thiệt hại: 302 ha diện tích lúa, 305 ha diện tích mía, 99,05 ha ngô, 126 ha khoa, sắn, cao su, 120 ha ao hồ thả cá và thiệt hại về tài sản, ước tỉnh tổng thiệt hại là 121 tỷ đồng. Với tấm lòng nhân ái của nhân dân cả nước, các doanh nghiệp với phương châm lá lành đùm lá rách đã quyên góp ủng hộ cho xã với số tiền là 1,2 tỷ đồng và trên 100 tấn lương thực đẻ giúp đỡ người dân trong giai đoạn khó khăn. Hiện tại người dân không bị đói, không bị dịch đo là phương châm của ngành y tế, chính quyền các cấp của Huyện Thọ Xuân.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi của tỉnh Thanh hóa hiện nay: cân nặng trên tuổi là 21,4% và chiều cao trên tuổi là 32,8% mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ SDDTE năm 2012 xuống 20,1% cân nặng/tuổi và 31,7% chiều cao/tuổi. Để cải thiện  tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD, ngày 25/9/2012 PGS, TS. Lê Bạch Mai – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng – là trưởng đoàn cùng với Sở Y tế, Trung tâm CSSKSS, Trung tâm YTDP tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức cấp hỗ trợ các sản phẩm dinh dưỡng do Viện Dinh dưỡng sản xuất cho các cháu bị suy dinh dưỡng trong đó: Huyện Thọ Xuân 700 phần quà, Huyện Nông Cống 500 phần quà với tổng giá trị là 110 triệu đồng (giá chỉ gồm chi phí nguyên vật liệu của sản phẩm). Các sản phẩm dinh dưỡng giàu năng lượng, chất đạm, vi chất dinh dưỡng và vitamin gồm: KRACKI, MUFAVIE, HEBI, LYZIVITA.

PGS, TS. Lê Bạch Mai đã tranh thủ tổ chức tư vấn trực tiếp cho các bà mẹ về việc sử dụng các sản phẩm để đảm bảo an toàn cho trẻ và tránh dùng lãng phí. Đồng thời, PGS, TS giao trách nhiệm cho ngành y tế địa phương tổ chức cấp phát các sản phẩm dinh dưỡng đến tận hộ gia đình theo đúng đối tượng và hướng dẫn cách sử dụng đúng khoa học. Ngoài ra PGS, TS đã đưa ra khuyến cáo với các ban ngành đoàn thể địa phương cần tăng cường tuyên truyền vận động người dân ăn uống đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín uống sôi. Không ăn thực phẩm đã bị ngập dưới nưới, mọc mầm, có mùi lạ (chua, mốc) và các thực phẩm bị nấm mốc. Vận động người dân nhanh chóng khôi phục lại sản xuất để tạo ra nguồn lương thực thực phẩm nhanh cho bữa ăn gia đình bằng các loại cây, con giống ngắn ngày để có rau xanh và các thực phẩm khác.

Một số hình ảnh tại buổi cứu trợ:







 


 

Bs. Nguyễn Văn Tiến - Trung tâm TTGDDD - Viện Dinh dưỡng