Luận án tiến sĩ của NCS Huỳnh Văn Dũng

Cập nhật: 6/16/2022 - Lượt xem: 2565

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN

PHẦN MỞ ĐẦU

Họ tên NCS: Huỳnh Văn Dũng

Tên đề tài luận án: Hiệu quả của truyền thông giáo dục dinh dưỡng sử dụng thực phẩm giàu vi chất sẵn có tại địa phương đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 6-23 tháng tuổi tại một huyện trung du phía Bắc.

Chuyên ngành: Dinh dưỡng - Mã số: 9720401

Người hướng dẫn:     

TS. Phạm Thị Thúy Hòa (Viện Dinh dưỡng)

 PGS.TS. Phạm Văn Phú (Đại học Y Hà Nội)

Tên cơ sở đào tạo: Viện Dinh dưỡng

 

PHẦN NỘI DUNG

Mục đích và đối tượng nghiên cứu:

Theo số liệu thống kê của Viện Dinh dưỡng quốc gia, ở nước ta đến năm 2013 tỷ lệ SDD thể nhẹ cân đã giảm xuống còn 15,3%, gầy còm 6,6%, nhưng tỷ lệ SDD thấp còi vẫn còn 25,9%, con số này vẫn xấp xỉ ở mức cao theo phân loại của WHO và vào năm 2014, tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc đã giảm xuống còn 24,9%; tuy nhiên tỷ lệ này ở nhiều tỉnh thành trong cả nước còn cao trên 30%, đặc biệt các tỉnh ở vùng Tây Nguyên và vùng núi phía Bắc. Tại Việt Nam, cũng đã có một số nghiên cứu can thiệp dinh dưỡng trong thời kì bà mẹ mang thai và 2 năm đầu đời của trẻ thông qua giáo dục truyền thông được ghi nhận có hiệu quả cải thiện tình trạng thấp còi của trẻ ở một số khu vực. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu can thiệp ở những vùng trung du, miền núi nghèo nhằm hướng dẫn cộng đồng biết và sử dụng thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng sẵn có tại chỗ để cải thiện tình trạng thấp còi ở trẻ nhỏ. Nghiên cứu này nhằm: Mô tả thực trạng thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6 – 23 tháng tuổi tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ năm 2012; Đánh giá hiệu quả của truyền thông giáo dục dinh dưỡng đến thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ có con 6 23 tháng tuổi thấp còi và có nguy cơ thấp còi; Đánh giá hiệu quả của truyền thông giáo dục dinh dưỡng đến tình trạng dinh dưỡng, tình trạng vitamin A, tình trạng kẽm và thiếu máu của trẻ 6 23 tháng tuổi thấp còi và có nguy cơ thấp còi.

Các phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu được chia làm 2 giai đoạn: Nghiên cứu mô tả được tiến hành trên 398 trẻ từ 6 - 23 tháng tuổi đủ điều kiện tham gia và các bà mẹ của những trẻ trên. Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng được tiến hành trên 2 nhóm Can thiệp và Đối chứng với cỡ mẫu ban đầu là 160 trẻ là Các cặp bà mẹ và trẻ trong độ tuổi 6-23 tháng tuổi được chọn từ nghiên cứu mô tả và đáp ứng những tiêu chuẩn: Trẻ có nguy cơ SDD thấp còi và SDD thấp còi (-3SD < HAZ < -1SD); Không mắc các bệnh dị tật bẩm sinh có ảnh hưởng đến nhân trắc và sinh hóa máu; Không mắc các bệnh mạn tính, nhiễm khuẩn cấp, không bị thiếu máu nặng và rất nặng (Hb từ <70g/L), không thiếu vitamin A mức độ nặng (retinol <0,35 µmol/L); không nhiễm khuẩn tại thời điểm nghiên cứu sàng lọc; Sau 6 tháng nhóm can thiệp có 4 trẻ bỏ cuộc, nhóm đối chứng có 2 trẻ bỏ cuộc. Các biến số nghiên cứu gồm các thực hành dinh dưỡng của bà mẹ, các chỉ số nhân trắc (CN/T, CC/T, CN/CC), khẩu phần và hóa sinh (Hemoglobin, vitamin A và kẽm huyết thanh).

Các kết quả chính và kết luận:

1. Thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ tại thời điểm nghiên cứu còn chưa tốt, tỷ lệ SDD thấp còi khá cao ở trẻ 6-23 tháng tuổi: Tỷ lệ trẻ được bú mẹ là 93,7%, tỷ lệ bú sớm trong 1h đầu chỉ đạt 47,5%, tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu khá thấp (26,6%), tỷ lệ trẻ được bú mẹ đến 1 tuổi mới chỉ là 55,5%; tháng tuổi cai sữa trung bình là 14,9±3,9 tháng. Tỷ lệ trẻ đạt tần suất bữa tối thiểu là 97,2% nhưng tỷ lệ trẻ có bữa ăn bổ sung đa dạng tối thiểu mới chỉ đạt 53,5%, tỷ lệ trẻ được tiêu thụ thực phẩm giàu sắt là 63,1% và tỷ lệ trẻ đạt chế độ ăn chấp nhận tối thiểu là 53,3%. Tần xuất tiêu thụ gan, cá trong tuần (≥5 lần) là 28,6%. Tỷ lệ SDD nhẹ cân là 11,6%, và tỷ lệ SDD gầy còm là 5,5%; nhưng tỷ lệ SDD thấp còi vẫn còn là 20,9%: ở mức trung bình theo ngưỡng phân loại của WHO 1995, nhưng ở mức cao nếu theo ngưỡng WHO 2018.

2. Hiệu quả sau 6 tháng can thiệp của truyền thông giáo dục dinh dưỡng đã cải thiện thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ: Đã có sự thay đổi rõ rệt thực hành chế biến ăn bổ sung của các bà mẹ theo tiêu chí nuôi dưỡng trẻ nhỏ của WHO, trong đó chế độ ăn chấp nhận tối thiểu tăng 11,8%, tần xuất bữa tối thiểu tăng 1,3%, sự đa dạng thực phẩm tối thiểu (≥ 4 nhóm) tăng 9,2 %, tiêu thụ thực phẩm giàu sắt tăng 14,5% và tần suất tiêu thụ gan, cá trong tuần ≥ 5 lần tăng 18,4%. Khẩu phần thực tế của trẻ được thay đổi tích cực về tỷ lệ cân đối giữa các chất sinh năng lượng của khẩu phần, hàm lượng Vitamin A, D, C và sắt, kẽm tăng lên sau can thiệp.

3. Truyền thông giáo dục dinh dưỡng sử dụng thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng đã có tác động hiệu quả đến tình trạng dinh dưỡng, tình trạng vitamin A, kẽm và thiếu máu của trẻ 6 23 tháng tuổi có nguy cơ thấp còi hoặc thấp còi sau 6 tháng can thiệp: Mức tăng cân của nhóm can thiệp là 1,52±0,25 kg, cao hơn so với nhóm chứng là 0,98±0,22 kg, tương tự như vậy là chỉ số Z-Score cân nặng/ tuổi khi nhóm can thiệp tăng 0,3±0,18 trong khi nhóm chứng lại giảm -0,03±0,16. Mức tăng chiều cao của nhóm can thiệp là 5,01±0,41 cm, cao hơn so với nhóm chứng là 4,36±0,36 cm; chỉ số Z-Score chiều cao/tuổi của nhóm can thiệp tăng 0,18±0,19 trong khi nhóm chứng giảm -0,04±0,17. Mức tăng nồng độ Hemoglobin trung bình của nhóm can thiệp là 6,23±2,61 g/l cao hơn so với nhóm chứng là 2,94±2,51 g/l. Chỉ số hiệu quả can thiệp thực của tỷ lệ thiếu máu là 28,84%. Mức tăng nồng độ Retinol huyết thanh trung bình của nhóm can thiệp 0,27±0,51 μmol/L cao hơn so với nhóm chứng là 0,07±0,62 μmol/L. Chỉ số hiệu quả can thiệp thực của tỷ lệ thiếu Vitamin A tiền lâm sàng là 72,70%. Mức tăng nồng độ Kẽm huyết thanh trung bình của nhóm can thiệp là 1,38±2,3 μmol/L cao hơn so với nhóm chứng là 0,66±2,86 μmol/L. Chỉ số hiệu quả can thiệp thực của tỷ lệ thiếu kẽm là 25,73%.

 

NGƯỜI HƯỚNG DẪN 1

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

Phạm Thị Thúy Hòa

NGƯỜI HƯỚNG DẪN 2

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

Phạm Văn Phú

NGHIÊN CỨU SINH

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

Huỳnh Văn Dũng



ABTRACT

INTRODUCTION

Name of PhD candidate: Huynh Van Dung

Title of dissertation:  The effectiveness of nutrition communication and education by using available local micronutrient-rich food on nutritional status of the infants aged 6-23 months in a Northern midland district.

Specialization: Nutrition - Code: 9720401

Supervisors:    Pham Thi Thuy Hoa, MD, PhD (National Institute of Nutrition)

                        A/Prof. Pham Van Phu, MD, PhD (Hanoi Medical University)

CONTENT

Purpose and subjects:

According to the National Institute of Nutrition, in Vietnam, by 2013 the rate of underweight malnutrition decreased down to 15.3%, wasting 6.6%, but the rate of stunting malnutrition was still 25.9%; this figure was still approximately at a high level according to WHO classification and in 2014, the rate of stunting malnutrition in children under 5 years old nationwide was reduced down to 24.9%; however, this rate in many provinces and cities in Vietnam is still higher than 30%, especially in the Central Highlands and Northern mountainous areas. In Vietnam, there have also been a number of nutritional intervention studies during the pregnancy and the first 2 years of life of children through communication and education, which have been recorded to improve the stunting of children in some areas. However, there have not been many intervention studies in the midland and poor mountainous areas to guide the community to know and use micronutrient-rich foods available to improve the stunting in young children. This study aimed to describe the actual status of infant feeding practices of mothers and the nutritional status of the infants aged 6-23 months in Tam Nong district, Phu Tho province in 2012. Evaluate the effectiveness of nutrition education and communication on the nutrition practices of mothers who have infants aged 23-23 months suffered from stunting or at risk of stunting. Evaluate the effectiveness of nutrition education and communication on the nutritional status, Vitamin A status, zinc status and anemia of the infants aged 23-23 months suffered from stunting or at risk of stunting.

 

Research methods:

The study was divided into 2 phases: Descriptive study was conducted on 398 children aged 6-23 months eligible to participate and mothers of these children. A controlled community intervention study was conducted on 2 Intervention and Control groups with an initial sample size of 160 children. Mothers and children aged 6-23 months were selected from descriptive studies and meet the criteria: Children at risk of stunting and stunting (-3SD ing from congenital anomalies that affect anthropometry and blood chemistry; no suffering from chronic diseases, acute infections, no severe and very severe anemia (Hb from <70g / L), no serious vitamin A deficiency (retinol <0.35 µmol / L); no infection at the time of screening; After 6 months there were 4 and 2 drop-out children in intervention and control groups respectively. Research variables include maternal nutrition practices, anthropometric indicators (W/A, H/A, W/H), diet and biochemistry (Hemoglobin, vitamin A and zinc serum).

Key findings and conclusions:

1. The nutrition practices of mothers at the time of the study were not good yet; the rate of stunting malnutrition was quite high in children aged 6-23 months: The rate of breastfed children was 93.7%, the rate of early breastfeeding in the first 1 hour only 47.5%, the rate of exclusive breastfed children in the first 6 months was quite low (26.6%), the rate of children breatfed up to 1 year of age was only 55.5%; The average age of weaning was 14.9 ± 3.9 months. The percentage of children having minimum meal frequency was 97.2% but the percentage of children with minimum diverse supplementary meals was only 53.5%, the rate of children receiving iron rich foods was 63.1% and the percentage of children reaching the minimum acceptable diet was 53.3%. The frequency of liver and fish consumption during the week (≥5 times) was 28.6%. The rate of underweight malnutrition was 11.6%, and the rate of wasting malnutrition was 5.5%; but the rate of stunting malnutrition was still 20.9%: at the average level according to WHO 1995 classification threshold, but at a high level according to the WHO 2018 threshold.

2. The effectiveness after 6 months of intervention of nutrition education and communication has improved the maternal child feeding practices: There has been a marked change in complementary feeding practices of mothers according to child feeding criteria of WHO, in which the minimum acceptable diets increased by 11.8%, the minimum meal frequency increased by 1.3%, the minimum food diversity (≥4 groups) increased by 9.2%, the iron-rich food consumption increased by 14.5% and the frequency of liver and fish consumption in the week was more than five times, an increase by 18.4%. The actual diet of children was positively changed in terms of the balance of energy bioavailability of diets, concentrations of Vitamins A, D, C and iron and zinc increased after intervention.

3. Nutrition education and communication using micronutrient-rich foods has effective impacts on nutritional status, Vitamin A, zinc status and anemia of children aged 6-23 months at risk of stunting or stunting after 6 months of intervention: The weight gain of the intervention group was 1.52 ± 0.25 kg, higher than the control group of 0.98 ± 0.22 kg; similarly, the Z-Score index of weight/age in the intervention group increased by 0.3 ± 0.18 while the control group decreased by -0.03 ± 0.16. The height increase of the intervention group was 5.01 ± 0.41 cm, higher than the control group of 4.36 ± 0.36 cm; Z-Score index of height/age in intervention group increased by 0.18 ± 0.19 while control group decreased by -0.04 ± 0.17. The average increase in hemoglobin concentration of the intervention group was 6.23 ± 2.61 g/l, higher than the control group of 2.94 ± 2.51 g/l. The effective index of real intervention of anemia was 28.84%. The increase in the average serum retinol concentration of the intervention group was 0.27 ± 0.51 μmol/L higher than the control group of 0.07 ± 0.62 μmol/L. The index of effective interventions of pre-clinical Vitamin A deficiency rate was 72.70%. The average increase in serum zinc concentration of the intervention group was 1.38 ± 2.3 μmol/L higher than the control group of 0.66 ± 2.86 μmol/L. The effective index of real intervention of zinc deficiency rate was 25.73%.