Chế biến thức ăn trong mùa hè

Cập nhật: 5/26/2017 - Lượt xem: 11706

Mùa hè nóng nực khiến mọi người mệt mỏi, chán ăn đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Đồng thời vào mùa hè trẻ em dễ mắc nhiều bệnh liên quan đến ăn uống như tiêu chảy, lỵ, ngộ độc thức ăn, rôm sảy, mụn nhọt…và các bệnh dịch như viêm não Nhật bản B, sốt xuất huyết…Chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng và hợp lý góp phần quan trọng giúp bé phòng tránh bệnh tật. Vì vậy các bà mẹ cần chú ý chế biến thức ăn phù hợp cho trẻ trong thời tiết nắng nóng để giúp trẻ ăn ngon và khỏe mạnh. 


1. Lựa chọn thực phẩm tươi, sạch:
Việc đầu tiên các bà mẹ cần chú ý là chọn mua thực phẩm tươi, sạch cho con và gia đình vì mùa nóng thực phẩm rất dễ ôi thiu, biến chất do nhiễm khuẩn và nhiệt độ môi trường cao. Nên đi chợ vào buổi sáng sớm vì có nhiều thực phẩm tươi mới dễ lựa chọn. Thịt, cá, tôm…khi mua về nên rửa sạch, cho vào túi bóng hay hộp nhựa riêng với từng loại thực phẩm rồi để vào tủ lạnh, còn rau quả cần để vào ngăn mát của tủ lạnh. Trước khi nấu rau xanh cần rửa dưới vòi nước sạch nhiều lần, ngâm kỹ rồi mới thái nhỏ để rửa rau sạch và không mất nhiều vitamin.


2. Bảo đảm đủ nhu cầu dinh dưỡng:
Mùa nóng ra nhiều mồ hôi, mọi người mệt mỏi, chán ăn vì vậy thật là khó cho các bà nội trợ phải nghĩ cách nấu món ăn thế nào cho đủ dinh dưỡng, đủ các chất là chất đạm, chất béo, chất đường bột, vitamin và chất khoáng..để bảo đảm sức khỏe cho cả nhà. Muốn vậy các bà mẹ nên sử dụng nhiều  loại thức ăn và thường xuyên thay đổi các món ăn để trẻ và mọi người trong gia đình ngon miệng, dễ ăn và  đủ dinh dưỡng.


3. Ăn chất béo với lượng vừa phải:
Trẻ nhỏ nhu cầu chất béo cao, chiếm khoảng 30-40% nhu cầu năng lượng khẩu phần. Nhưng mùa nóng lượng chất béo trong các bữa ăn nên giảm xuống, chỉ  khoảng 20-25%. Vì vậy hạn chế nấu các món xào rán để giảm lượng dầu mỡ, nên ăn các món luộc như thịt, cá, đậu luộc… hay thịt, tôm rim ăn cùng các món canh rau.

Nấu các món bổ dưỡng và giải nhiệt vừa dễ ăn vừa có nhiều vitamin và khoáng chất như canh, cháo, chè…Nên sử dụng các thực phẩm giầu đạm và ít chất béo như thịt nạc, cá, tôm, cua, đậu phụ…và rau xanh các loại để nấu các món canh vừa bổ vừa mát như thịt nạc nấu bí, bầu, rau ngót…; canh cua, tôm giã nhỏ với rau muống, rau cải hay riêu cua ; canh cá nấu chua, cá rô nấu rau cải, canh đậu phụ nấu cà chua… Thỉnh thoáng thay bữa cơm bằng ăn cháo đậu xanh, đậu đen, cháo gà, cá, trai, sò…vừa ngon vừa bổ. Đồng thời các mẹ có thể chế biến các món chè vừa ngon vừa mát ai cũng thích như: chè đậu đen, đậu xanh, chè hạt sen long nhãn…

Sau các bữa ăn nên tráng miệng bằng hoa quả chín có nhiều vitamin. Về mùa nóng nước ta có nhiều loại hoa quả ngon và bổ như xoài, dưa hấu, dứa, thanh long, dừa, măng cụt, vú sữa, vải, nhãn…


4. Uống đủ nước:
Bình thường mỗi người cần uống khoảng 1,5 lít nước/ngày. Mùa nóng hay khi lao động nặng và chơi thể thao lượng nước cần nhiều hơn. Các bà mẹ cần chú ý đến việc cho con uống nước thường xuyên giữa các bữa ăn vì các cháu nhỏ khát nước nhưng chưa biết nói hay do mải chơi trẻ quên uống nước.

Nước uống hàng ngày tốt nhất là dùng nước đun sôi để nguội, nước chè xanh, nước vối… có tác dụng giải khát thanh nhiệt. Đồng thời các bà mẹ nên chế biến các loại nước quả để uống vừa giải khát vừa bổ dưỡng như nước mơ, dứa, dừa, dưa hấu, thanh long, cam, soài….

Bảo đảm vệ sinh khi chế biến thức ăn để tránh nhiễm khuẩn vào thức ăn đã được nấu chín. Cần thực hiện đầy đủ việc rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi  chế biến và cho bé ăn. Thức ăn cần nấu chín kỹ và cho bé ăn ngay sau khi nấu.

Thức ăn sau chế biến chưa cho bé ăn ngay thì cần để nơi thoáng mát, đậy kín để tránh ruồi muỗi. Khi thức ăn đã nguội thì cất trong tủ lạnh.

Mùa hè nóng nực mọi người đều thích uống nước đá, đặc biệt là trẻ em. Để tránh cho trẻ không bị viêm họng, không nên cho trẻ uống nước lạnh, nước đá, hay thức ăn lạnh. Sữa chua lấy từ trong tủ lạnh ra cần để bớt lạnh mới cho