Nếu bị Rối loạn mỡ máu tôi cần phải làm gì?

Cập nhật: 12/6/2021 - Lượt xem: 4351

1. Đến khám tại các cơ sở y tế

Đến khám tại cơ sở y tế định kỳ, khám theo lịch hẹn  hoặc ngay khi có các triệu chứng/dấu hiệu của tăng đường huyết hoặc nghi ngờ bị đái tháo đường.

2. Tuân thủ điều trị

Khi bị rối loạn mỡ máu cần:  tuân thủ các nguyên tắc và hành động thiết thực theo các chỉ dẫn của thầy thuốc.

Tuân thủ điều trị:

- Không nên tự ý tăng liều thuốc hoặc bỏ uống thuốc. Điều trị rối loạn mỡ máu cần kiên trì trong thời gian dài. Ngay cả khi có dùng thuốc, người bệnh cũng phải điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt.

- Cần báo ngay cho bác sỹ nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường, khó chịu nào trong khi đang dùng thuốc. Bởi thuốc điều trị rối loạn mỡ máu cũng có những tác dụng không mong muốn, mặc dù tỷ lệ hiếm.

- Người bệnh nên theo dõi chỉ số mỡ máu thường xuyên, khoảng 6-8 tuần một lần. Nên khám định kỳ để kịp thời phát hiện các biến chứng của bệnh và điều trị sớm.

3. Có một chế độ ăn uống hợp lý

Mục tiêu của chế độ ăn nhằm giảm tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid và làm hạn chế các nguy cơ tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…. Chế độ ăn cần cung cấp đủ năng lượng, các vitamin và khoáng chất, hạn chế chất béo, nhất là chất béo bão hòa

- Năng lượng: 30-35 kcal/ kg cân nặng/ ngày. Đối với những người thừa cân béo phì thì nên giảm khẩu phần năng lượng đưa vào đến khi đạt năng lượng nên có. Cần theo dõi cân nặng và BMI để điều chỉnh mức năng lượng ăn vào hàng tháng hoặc hàng quý. Mức BMI cần đạt khoảng 18,5-22.

- Lipid: 15-20 % tổng năng lượng. Nên dùng các loại dầu thực vật thay cho mỡ động vật như: dầu hạt cải, dầu olive, dầu hướng dương…..

Hạn chế dùng các loại thức ăn có chưa nhiều acid béo no như: mỡ động vật, da các loại gia cầm, thịt nhiều mỡ.

Hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn nhiều dầu mỡ  như mì ăn liền (các loại mì có chiên, tẩm), các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng sẵn có chiên rán, xúc xích.

Không ăn các thực phẩm nhiều cholesterol như: phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng…

Không ăn các loại dầu  thực vật nhiều chất béo bão hòa: dầu dừa, dầu cọ, dầu hạnh nhân.

- Protein: 13-20% tổng năng lượng bao gồm cả Protein có nguồn gốc động vật và thực vật

Nên dùng các loại thịt ít chất béo như: thịt lợn nạc, thịt bò nạc, thịt cá nạc và đậu đỗ

Nên ăn các thực phẩm được chế biến từ đậu tương như: đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ….vì nó chứa nhiều estrogen và isoflavon giúp làm giảm cholesterol máu

- Glucid: tỷ lệ phù hợp với năng lượng(60-65% năng lượng khẩu phần). Nên dùng các loại ngũ cốc và chế biến thô như bánh mỳ đen, gạo nứt… Hạn chế dùng các loại đường mật, bánh kẹo ngot….

- Lượng chất xơ cung cấp từ khẩu phần ăn: 14g/ 1000 kcal. Nên ăn nhiều rau xanh và quả chín: 300- 400g rau và 200g quả chín.  Các loại quả chín không nên xay ép mà nên ăn dạng miếng/ múi nhằm giữ lại lượng chất xơ đáng kể trong đó.

- Cung cấp đủ vitamin và chất khoáng theo nhu cầu khuyến nghị và các chất chống oxy hóa. Nên ăn nhiều rau quả ( ít nhất đạt 400 g/ ngày ) nhằm cung cấp đủ các loại vitamin, chất khoáng và chất xơ cần thiết cho cơ thể theo nhu cầu khuyến nghị.

- Nên ăn các loại thực phẩm nhiều chất chống oxy hóa như: Các loại thực phẩm giàu Vitamin C, Vitamin E, Beta – carotene: giá đỗ, dầu thực vật, dầu gấc, cà rốt, cam, đu đủ, các loại rau lá màu xanh đậm như rau ngót, rau giền….Nếu có kèm tăng huyết áp : cần ăn nhạt, hạn chế Natri. 

Lưu ý khi chế biến món ăn: các món ăn nên luộc, hấp, hạn chế xào, rán.

4. Duy trì lối sống lành mạnh

- Tp th dc đu đn.

- Loi b các thói quen có hi: hút thuc lá, ung quá nhiu rượu…

- Kim soát cân nng: tránh đ tăng cân.

- Nên tránh căng thng, tránh các suy nghĩ bi quan. Mt thái đ sng thoi mái, vui v, lc quan góp phn rt ln vào điu tr bnh.

 
Chế độ ăn uống và tập luyện với người rối loạn mỡ máu (nguồn Viện Dinh dưỡng)