Tôi phải làm gì để góp phần đề phòng bệnh đái tháo đường cho mình, người thân, bạn bè của tôi?

Cập nhật: 11/30/2021 - Lượt xem: 8038

Mỗi người đều nên tự biết chỉ số đường huyết của mình và tình trạng sức khỏe của bản thân bằng cách khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các dấu hiệu của tiền đái tháo đường để kịp thời xử trí và dự phòng. Điều tối quan trọng với người tiền đái tháo đường là duy trì cân nặng hợp lý và cắt giảm lượng mỡ, tinh bột, đường trong khẩu phần ăn.

Mặt khác để có một cơ thể khỏe mạnh và hạn chế bệnh tật đối với mỗi người cần tạo cho mình thói quen sống và sinh hoạt lành mạnh bao gồm chế độ ăn uống phù hợp lứa tuổi, đầy đủ và cân đối dinh dưỡng, hạn chế rượu, bia, các chất kích thích và thuốc lá/ thuốc lào, hạn chế ăn mặn và tăng cường các loại rau xanh quả chín; Tập luyện thể dục thường xuyên (đi bộ, đạp xe hoặc các bài tập thể thao phù hợp, tối thiểu 30p mỗi ngày,...) và

- Phải lên kế hoạch để có chế độ ăn uống hợp lý: Giảm đường, tinh bột và chất ngọt, thay thế bằng chất đạm từ thịt, cá, trứng và rau xanh, hoa quả. Nên lựa chọn những loại ngũ cốc còn nguyên màng cám, gạo không nên xát kỹ. Không nên ăn quá no, có thể chia nhỏ các bữa ăn và nhai thật kỹ. Tăng cường ăn cá, tối thiểu 2 bữa/tuần. Hạn chế thức ăn giàu mỡ động vật, nội tạng động vật. Tăng cường khẩu phần rau, hoa quả trong các bữa ăn. Hạn chế ăn mặn, nước ngọt có gas, bánh kẹo. Hạn chế tối đa những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,...

- Tập luyện thể thao đúng và hợp phù hợp mình: Tập luyện thể dục thường xuyên (đi bộ, đạp xe hoặc các bài tập thể thao phù hợp, tối thiểu 30p mỗi ngày,...), người tiền tiểu đường có thể đi bộ hoặc tập 1 môn thể dục nào đó với thời lượng khoảng 45p – 60 phút mỗi ngày, và không nên nghỉ quá 2 ngày trong 1 tuần. Với những bạn trẻ làm công việc văn phòng nên hạn chế việc sử dụng thang máy, thay vào đó nên chọn đi cầu thang bộ và tránh ngồi quá lâu. Mỗi 1 tiếng nên đứng lên, đi lại nhẹ nhàng trong phòng làm việc để làm tăng sự nhạy cảm của insulin.

- Duy trì và kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp;

- Sinh hoạt và nghỉ ngơi điều độ, thư giãn và điều chỉnh cuộc sống cân bằng để tránh các căng thẳng/stress

- Quan tâm tới người cao tuổi trong gia đình, hoặc phụ nữ có thai. chú ý các thay đổi sức khỏe có liên quan tới bệnh tiểu đường để kịp thời đưa đi khám và điều trị.

- Tuân thủ và kiên trì trong điều trị nhằm kiểm soát tốt chỉ số đường huyết và giảm thiểu tối đa nguy cơ các biến chứng

- Tuyên truyền cho người thân, gia đình hiểu thêm về bệnh tiểu đường để cùng xây dựng thói quen sinh hoạt/lối sống khoa học, lành mạnh.