Mỗi cá nhân cần theo dõi sức khỏe của mình bằng việc khám sức khỏe định kỳ đặc biệt là những người có nguy cơ cao( như người thừa cân, béo phì, người cao tuổi đặc biệt là phụ nữ tuổi mãn kinh, người có người nhà đã bị rối loạn mỡ máu) để phát hiện kịp thời các dấu hiệu nguy cơ của tình trạng rối loạn mỡ máu để điều chỉnh và dự phòng.
- Bệnh rối loạn mỡ máu cần có một chế độ ăn uống hợp lý, duy trì cân nặng và có lối sống lành mạnh. Phải lên kế hoạch để có chế độ ăn uống hợp lý:
+ Hạn chế chất béo, thay mỡ động vật bằng dầu thực vật.
+ Ăn nhiều rau xanh, quả chín.
+ Nên lựa chọn những loại ngũ cốc còn nguyên màng cám, gạo không nên xát kỹ.
+ Tăng cường ăn cá, tối thiểu 2 bữa/tuần. không ăn nội tạng động vật, các loại đồ ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ..
+ Hạn chế ăn mặn, đồ uống có đường, bánh kẹo.
- Hạn chế tối đa những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,...
- Tập luyện thể thao đúng và hợp phù hợp mình: Tập luyện thể dục thường xuyên (đi bộ, đạp xe hoặc các bài tập thể thao phù hợp, tối thiểu 30p mỗi ngày,...);
- Duy trì và kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp;
- Sinh hoạt và nghỉ ngơi điều độ, thư giãn và điều chỉnh cuộc sống cân bằng để tránh các căng thẳng/stress;
- Quan tâm tới người cao tuổi trong gia đình chú ý các thay đổi sức khỏe có liên quan tới bệnh rối loạn mỡ máu để kịp thời đưa đi khám và điều trị;
- Tuân thủ và kiên trì trong điều trị giảm tối đa nguy cơ các biến chứng;
- Tuyên truyền cho người thân, gia đình hiểu thêm về bệnh rối loạn mỡ máu để cùng xây dựng thói quen sinh hoạt/lối sống khoa học, lành mạnh.