Luận án tiến sĩ của NCS Vũ Thị Kim Hoa

Cập nhật: 10/15/2018 - Lượt xem: 9993

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN

Họ tên NCS:       Vũ Thị Kim Hoa

Tên đề tài luận án: Hiệu quả của sản phẩm dinh dưỡng có Probiotic, Prebiotic đến tình trạng dinh dưỡng, miễn dịch, nhiễm khuẩn của trẻ em 25-36 tháng tuổi.

Chuyên ngành: Dinh dưỡng cộng đồng - Mã số: 62.72.03.03

Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh, PGS.TS. Nguyễn Đỗ Huy

Tên cơ sở đào tạo: Viện Dinh dưỡng Quốc Gia

PHẦN NỘI DUNG

Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu: Suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ em vẫn đang là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. SDD thường bắt đầu xuất hiện sau 4-5 tháng và tăng nhanh từ 6 -24 tháng tuổi, tích lũy cao nhất ở 25-36 tháng tuổi. Nguyên nhân SDD trẻ em thường kết hợp thiếu ăn, ăn uống không hợp lý và bệnh tật. Các vi chất dinh dưỡng, vitamin và chất khoáng, cũng đóng vai trò rất quan trọng đảm bảo cho trẻ phát triển bình thường. Gần đây vai trò của bổ sung probiotic và prebiotic được nhiều nghiên cứu khoa học quan tâm. Chúng có tác dụng điều hòa hệ vi khuẩn chí trong ruột, điều chỉnh hệ thống miễn dịch, giảm các bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ, cải thiện tình trạng dinh dưỡng.

Vì những lý do trên, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu “Hiệu quả của bổ sung sản phẩm dinh dưỡng có probiotic, prebiotic đến tình trạng dinh dưỡng, miễn dịch, nhiễm khuẩn ở trẻ em 25 - 36 tháng tuổi”  với mục tiêu sau:

1.        Đánh giá hiệu quả của sản phẩm dinh dưỡng có bổ sung prebiotic và probiotic (Synbiotic) đến sự thay đổi chỉ số nhân trắc của trẻ 25 - 36 tháng tuổi;

2.        Đánh giá hiệu quả của sản phẩm dinh dưỡng có bổ sung Synbiotic đến sự thay đổi các chỉ số Hemoglobin máu, vitamin A và kẽm huyết thanh của trẻ 25 - 36 tháng tuổi;

3.        Đánh giá hiệu quả của sản phẩm dinh dưỡng có bổ sung Synbiotic đến tình trạng IgA trong máu, trong phân, tình trạng bệnh tật (tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp) của trẻ 25 - 36 tháng tuổi.

Các phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu áp dụng mô hình thử nghiệm can thiệp cộng đồng ngẫu nhiên, mù đôi,  có đối chứng, được tiến hành tại 14 nhà trẻ của 4 xã của Huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng, được chia ngẫu nhiên theo nhà trẻ ra 2 nhóm nghiên cứu, trong thời gian từ tháng 3/2010đến tháng 8/2010. Nhóm thử nghiệm: Sử dụng sản phẩm dinh dưỡng có bổ sung cả probiotic và prebiotic; nhóm đối chứng: Sử dụng sản phẩm dinh dưỡng tương tự nhưng không có probiotic và prebiotic. Cỡ mẫu được tính toán nhằm so sánh sự khác biệt trước và sau can thiệp giữa 2 nhóm nghiên cứu, với các chỉ số nhân trắc, sinh hóa và bệnh tật. Cỡ mẫu thỏa mãn cả các chỉ tiêu là 165 trẻ/nhóm, tổng cộng là 330 trẻ cho cả 2 nhóm. Ban đầu có 368 đối tượng thuộc 14 nhà trẻ được khám sàng lọc, có 334 đối tượng đủ tiêu chuẩn được đưa vào nghiên cứu, được chia ngẫu nhiên theo nhà trẻ ra 2 nhóm: 174 trẻ cho nhóm Chứng và 160 cho nhóm Synbiotic.

Toàn bộ trẻ trong lớp đều được ăn sản phẩm 2 lần/ngày, 6 ngày/tuần, trong 5 tháng. Mỗi nhà trẻ có mã số riêng tương ứng với sản phẩm dinh dưỡng. Code nhóm, sản phẩm được giữ tại Nestle Ltd. - Thụy Sỹ, chỉ được mở khi kết thúc nghiên phân tích số liệu hoặc khi đối tượng xảy ra vấn đề bất thường.  Kết thúc 5 tháng can thiệp chỉ còn 313 đối tượng đạt tiêu chuẩn để đưa vào phân tích thống kê gồm 168 trẻ của nhóm chứng và 145 trẻ của nhóm Synbiotic. Toàn bộ trẻ được theo dõi và đánh giá các chỉ số nhân trắc, chỉ số Hb, retinol, kẽm huyết thanh, IgA huyết thanh, IgA trong phân tại thời điểm điều tra ban đầu (T0), và sau 5 tháng can thiệp (T5). Riêng chỉ số nhân trắc và IgA trong phân  được đánh giá thêm vào thời điểm 2,5 tháng can thiệp (T2,5). Các dấu hiệu bệnh tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cũng được theo dõi và ghi chép trong 5 tháng can thiệp (T0-T5).

Các kết quả chính và kết luận:

1. Sản phẩm dinh dưỡng bổ sung synbiotic có hiệu quả rõ rệt tới tăng trưởng của trẻ sau 5 tháng can thiệp

- Mức gia tăng cân nặng nhóm Synbiotic là 1,04±0,63 kg, cao hơn có ý nghĩa so với nhóm Chứng 0,69±0,62 kg  (p<0,01).

- Mức gia tăng chiều cao của nhóm Synbiotic là 4,81±1,16 cm, cao hơn có ý nghĩa so với nhóm Chứng (tăng 3,90±1,38 cm; p<0,001).

- Chỉ số WHZ, WAZ của nhóm trẻ sử dụng Synbiotic được cải thiện tốt hơn có ý nghĩa  so với nhóm Chứng (p<0,05).

- Khi kết thúc 5 tháng can thiệp, tỷ lệ SDD thấp còi ở nhóm Synbiotic giảm rõ rệt từ 24,8% xuống còn 22,1% (p<0,05), trong khi ở nhóm Chứng hầu như không giảm mà còn tăng nhẹ; Tỷ lệ SDD nhẹ cân giảm từ 9,1% xuống còn 7,6% ở nhóm Synbiotic nhưng lại tăng lên từ 11,3% lên 12,5% ở nhóm chứng; Tỷ lệ SDD gầy còm của 2 nhóm đều giảm, tuy sự khác biệt chưa có ý nghĩa (p>0,05).

2. Hiệu quả củabổ sung synbiotic đến nồng độ Hb, retinol, kẽm huyết thanh và tỷ lệ bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng

- Nồng độ Hemoglobin, retinol và kẽm huyết thanh của cả hai nhóm đều được cải thiện có ý nghĩa (p<0,001) so với khi bắt đầu can thiệp. Với cả 3 chỉ số, nhóm Synbiotic đều có xu hướng cải thiện tốt hơn nhóm Chứng, tuy khác biệt giữa 2 nhóm chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05): nhóm Synbiotic tăng 9,4g/L; 6,69 µg/dL; 11,92 µg/dL so với nhóm Chứng 8,37g/L; 6,84µg/dL; 12,76µg/dL lần lượt cho các chỉ số Hb, retinol và kẽm huyết thanh.

- Nhóm Synbiotic giảm 18% nguy cơ thiếu máu((OR=0,82), giảm 19% nguy cơ thiếu kẽm (OR=0,81) và giảm 83% (OR= 0,81) nguy cơ thiếu vitamin A so với nhóm Chứng.

3. Hiệu quả sản phẩm bổ sung synbiotics đến tình trạng miễn dich (nồng độ IgA huyết thanh,  trong phân, bệnh tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp) của trẻ

- Nồng độ IgA huyết thanh của cả 2 nhóm đều tăng (p<0,01) lên sau 5 tháng can thiệp, nhưng tăng cao hơn rõ rệt ở nhóm Synbiotic (+3,00 mg/mL; p<0,001) so với nhóm Chứng.

- Nồng độ IgA trong phân có xu hướng giảm rõ rệt (p<0,01) theo thời gian can thiệp, tuy nhiên IgA của nhóm Synbiotic vẫn luôn cao hơn nhóm Chứng (+49mg/g phân tại cuối can thiệp).

- Sử dụng sản phẩm dinh dưỡng bổ sung Synbiotic làm giảm có ý nghĩa (p<0,05) cả số đợt mắc tiêu chảy, số ngày mắc trung bình trong 1 đợt, cũng như số ngày mắc trung bình / trẻ/5 tháng so với nhóm Chứng. Chỉ số RR cho thấy nhóm Synbiotic giảm được 50%; 60% và 70% nguy cơ mắc tiêu chảy 2 đợt, >2 đợt và tiêu chảy kéo dài so với nhóm chứng (RR lần lượt là 0,5; 0,4 và 0,3 theo thứ tự).

- Sản phẩm dinh dưỡng bổ sung Synbiotic có xu hướng giảm cả số lần và số ngày mắc/ đợt nhiễm khuẩn hô hấp(NKHH); tuy sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nhóm Synbiotic có xu hướng giảm 32% nguy cơ mắc NKHH trên (RR=0,78 CI.95% = 0,41-1,04) và giảm 85% nguy cơ NKHH dưới (RR=0,15) so với nhóm Chứng.

KHUYẾN NGHỊ

1. Do những hiệu quả tích cực lên tăng trưởng, tình trạng vi chất dinh dưỡng, và khả năng miễn dịch của cơ thể, cần tăng cường sản xuất và sử dụng các sản phẩm bổ sung Synbiotic, nhất là đối với trẻ em nghèo ở những vùng khó khăn có nguy cơ bị SDD và nhiễm khuẩn cao.

2. Cần có nhiều nghiên cứu hơn, với các chỉ số đánh giá đặc thù hơn (đếm số lượng probiotic trong phân bằng kỹ thuật PCR), trên các nhóm đối tượng khác nhau để đánh giá sự tồn tại của probiotic trong đường tiêu hóa sau khi được bổ sung.

 

 

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

 

 

 

PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

 

 

 

PGS.TS. Nguyễn Đỗ Huy

NGHIÊN CỨU SINH

 

 

 

Vũ Thị Kim Hoa



SUMMARY OF THE DOCTORAL THESIS

INTRODUCTION

Full name of the PhD candidate: Vu Thi Kim Hoa

Title of the PhD thesis: Effects of dietary supplement products containing Probiotics and Prebiotics on the nutritional, immune and bacterial infection status in 25-36 month old children.

Specialty: Public health nutrition - Code: 62.72.03.03

Supervisors: Assoc. Prof., Dr. Nguyen Xuan Ninh, Assoc. Prof., Dr. Nguyen Do Huy

Name of the academic institution: National Institute of Nutrition

CONTENTS

Study objectives and participants: Child malnutrition remains a public health issue in developing countries, including Vietnam. Malnutrition often starts to rise at the age of about 4-5 months and rapidly increases in children aged 6-24 months and is found highest among the 25-36 month-olds. Child malnutrition results from a combination of causes, including the lack of food, improper diets and diseases. Micronutrients, vitamins and minerals also play a crucial role in ensuring the good development of children. A lot of scientific research has recently paid attention to the roles of probiotic and prebiotic supplements that help regulate the gut microbiota and the immune system, reduce bacterial infections in children, and improve the nutritional status.

Based on the above rationales, we conducted the study “Effects of probiotic and prebiotic supplementation on the nutritional, immune and bacterial infection status among 25-36 month old children”, targeting at the following objectives:

1.        To assess the effects of dietary supplements containing prebiotics and probiotics (Synbiotics) on the changes in biometric indicators of the 25-38 month-olds;

2.        To assess the effects of Synbiotic supplements on the changes in Hb levels in blood, vitamin A and zinc levels in serum on the 25-38 month-olds;

3.        To assess the effects of dietary supplements containing Synbiotics on the levels of serum and fecal IgA and disease conditions (diarrhea and RTIs) among the 25-38 month-olds.

Study methods: This community-based double blind, randomized, controlled clinical trial was conducted at 14 nursery schools in four communes of Gia Binh rural district, Bac Ninh province from March 2010 to August 2010. All of these nursery schools shared similar socio-economic conditions. Participants of each nursery school were divided into two study groups. The experimental (or intervention) group consumed dietary supplements containing both probiotics and prebiotics, while the control group used the same products but these products contained no probiotics and prebiotics. The sample size was calculated so that the differences in biometric and biochemical indicators as well as diseases between two groups before and after the intervention can be compared. First, 368 children from 14 nursery schools were screened for malnutrition, 334 of whom met the inclusion criteria. Then, those children at each nursery school were then divided into two groups, including 174 in the control group and 160 in the Synbiotic group.

All the children participating in the study were fed dietary supplements twice a day, 6 days a week for 5 months. Each nursery school had their codes for dietary supplements kept at Nestle Ltd., Switzerland, and only opened when the analysis of data was completed, or when any participant presented any abnormal signs or symptoms. After five months of intervention, data for a sample of only 313 participants, inclding 168 children in the control group and 145 in the Synbiotic group, who met the inclusion criteria were analyzed. All children were monitored and assessed in terms of biometric indicators, levels of blood Hb, retinol, serum and fecal IgA at the start of the study (T0) and after five months of intervention (T5). Biometric indicators and fecal IgA levels were also assessed 2.5 months after the intervention (T2.5). Signs or symptoms of diarrhea and RTIs were also monitored and documented during the 5-month intervention (T0-T5).

Main findings and conclusions:

1. Dietary supplements containing synbiotics have an obvious effect on the growth of children after five months of intervention

- The rate of increase in the average weight of the Synbiotic group was 1.04±0.63 kg, statistically significantly higher than that of the control group 0.69±0.62 kg  (p<0.01).

- The rate of increase in the height of the Synbiotic group was 4.81±1.16 cm, statistically significantly higher than that of the control group (3.90±1.38 cm; p<0.001).

- WHZ and WAZ indicators of children consuming Synbiotic supplements saw a greater increase than in the control group (p<0.05).

- After five months of intervention, the rate of underweight among surveyed children in the Synbiotic group fell from 24.8% to 22.1% (p<0.05), while the figure for the control group nearly saw no downward trend but somehow slightly increased. The prevalence of wasting in the Synbiotic group declined from 9.1% to 7.6%, but increased in the control group, from 11.3% to 12.5%. The prevalences of stunting in two groups both went down, but the rate of reduction was not statistically significant (p>0.05).

2. Effects of Synbiotic supplements on the levels of serum Hb, retinol and zinc as well as micronutrient deficiencies

- Serum Hb, retinol and zinc levels of both groups improved (p<0.001), compared to those at the start of the intervention. Regarding all three indicators, the Synbiotic group saw a greater improvement than the control group; however, the difference between two groups was not statistically significant (p>0.05). In particular, the indicators of the former group experienced increases of 9.4g/L, 6.69g/dL and 11.92 µg/dL, respectively, as opposed to 8.37g/L, 6.84µg/dL and 12,76µg/dL in the control group.

- The Synbiotic group’s risk of anemia, zinc deficiency and vitamin A deficiencies reduced by 18% (OR=0.82), 19% (OR=0.81) and 83% (OR= 0.17) compared to the control group’s.

3. Effects of symbiotic supplements on children’s immune status (serum and fecal IgA levels, diarrhea and RTIs)

- Serum IgA levels of the two groups both increased (p<0.01), but the higher rate of increase was found higher in the Synbiotic group (+3.00 mg/ml; p<0.001) than that in the control group.

- Although both groups saw an obvious downward trend (p<0.01) in fecal IgA levels over the study period, the level of IgA in the Synbiotic group was 49mg/g higher than that in the control group at the end of the intervention.

- As children in the Synbiotic group consumed Synbiotic supplements, their possibility of suffering from diarrhea, average number of days per episode, and average number of days a child suffered from diarrhea during a 5 month period was lower than in the control group (p<0.05). The relative ratios showed that the Synbiotic group had their risk of contracting diarrhea 2 times, >2 times, or of chronic or persistent type reduced by 50%, 60% and 70%, compared to the control group (RR = 0.5, 0.4 or 0.3, respectively).

- Synbiotic supplements helped reduce the number of times and the number of days that a child suffered from RTIs; however, the difference between two groups was not statistically significant (p>0.05). The Synbiotic group’s risk of contracting uppder and lower RTIs had a tendency to reduced by 32% (RR=0.78 CI.95%: 0.41-1.04) and 85% (RR=0.15), when compared to the control group.

RECOMMENDATIONS

1. As synbiotics have positive effects on the growth, micronutrient status and immune status, it is recommended that the production of such products should be enhanced, and so is consumption of them by children, especially those from poor households in disadvantaged areas, who are at high risk of malnutrition and bacterial infections.

2. Further research should be conducted on different study objects and targeted at more specific indicators (measuring probiotic microbiota in feces by using quantitative real-time PCR assays) in order to assess the existence of probiotics in the GI tract after the objects are provided with the supplements.

 

 

SUPERVISOR

 

 

 

Assoc. Prof., Dr. Nguyen Xuan Ninh

SUPERVISOR

 

 

 

Assoc. Prof., Dr. Nguyen Do Huy

PHD CANDIDATE

 

 

 

Vu Thi Kim Hoa


Luận án (toàn văn)
Luận án (tóm tắt)