Viện Dinh dưỡng đã kết hợp với trường Đại học Phụ nữ Nhật Bản nghiên cứu về các tác dụng của Nụ vối trong hỗ trợ phòng và điều trị bệnh đái tháo đường. Sau gần 6 năm, các nghiên cứu được tiến hành trên phòng thí nghiệm đến các thử nghiệm trên chuột đái tháo đường đã cho thấy Nụ vối có tác dụng bình ổn đường huyết lâu dài, hỗ trợ giảm mỡ máu, chống oxy hóa, bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy, phòng ngừa đục thủy tinh thể ở bệnh đái tháo đường. Hơn nữa, một thử nghiệm lâm sàng mới đây, với sự hợp tác nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng và Trường Đại học Phụ nữ Nhật Bản tiến hành trên 72 bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Hà Nội cho thấy, trà Nụ Vối (với liều 6g/lần uống) đã hạn chế tăng đường huyết sau ăn của bệnh nhân đái tháo đường. Sau khi uống trà Nụ Vối liên tục trong 3 tháng (ít nhất 4 - 6g nụ Vối khô/lần uống x 3 lần/ngày), đường huyết của nhóm bệnh nhân uống trà Nụ vối đã giảm đáng kể so với trước khi tham gia, và giảm hơn so với nhóm chứng (nhóm không dùng nụ Vối). Nồng độ HbA1c – chỉ số đánh giá khả năng điều hòa đường huyết của cơ thể - chỉ số chức năng thận, nồng độ acid uric đã giảm xuống một cách có ý nghĩa thống kê ở nhóm bệnh nhân uống trà Nụ Vối. Nhóm uống Nụ vối cũng đã giảm rối loạn lipid máu sau 3 tháng sử dụng sản phẩm Nụ vối; nồng độ cholesterol và triglyceride giảm, nồng độ HDL - cholesterol (cholesterol tốt) tăng lên một cách đáng kể so với nhóm chứng không uống Nụ vối. Các thử nghiệm trong ống nghiệm và trên động vật, trên bệnh nhân đái tháo đường cho thấy trà Nụ vối có khả năng hạn chế tăng đường huyết sau ăn và hỗ trợ ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng đái tháo đường khi điều trị lâu dài. Kết quả nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng về Nụ vối đã được đăng ký sở hữu trí tuệ về giải pháp hữu ích tại Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam (NOIP).
CƠ CHẾ TÁC DỤNG CHÍNH CỦA NỤ VỐI
Các cơ chế tác dụng của Nụ vối đã được các nhà khoa học của Viện Dinh dưỡng và Trường Đại học Phụ nữ Nhật Bản (Japan Women University) xác định là:
- Các hoạt chất trong Nụ vối (chủ yếu là polyphenol) có khả năng ức chế hoạt tính men alpha-glucosidase, làm chậm quá trình phân giải đường, chậm quá trình hấp thu đường từ thức ăn vào máu. Từ đó, hạn chế tăng đường huyết sau ăn, kiểm soát đường huyết lâu dài.
- Nụ vối có khả năng trung hòa gốc tự do, chống oxy hóa, phòng chống lão hóa hiệu quả.
- Bảo vệ sự tổn thương oxy hóa của tế bào tuyến tụy.
- Hỗ trợ giảm mỡ máu bởi sự có mặt của thành phần beta-sitosterol trong Nụ vối, có tác dụng điều hòa chuyển hóa cholesterol trong máu.
Từ các kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học Viện Dinh dưỡng cũng đã áp dụng qui trình công nghệ mới để tạo ra sản phẩm dành cho bệnh nhân đái tháo đường và những người có nguy cơ cao. Trong sản phẩm này có thành phần chính là nụ vối, qua công nghệ để tạo ra sản phẩm có hàm lượng polyphenol và flavonoid được chiết tách cao nhất, đây là những thành phần có hoạt tính sinh học chính đã được các nhà khoa học Viện Dinh dưỡng và Nhật Bản xác định. Hiện nay, Viện Dinh dưỡng đã cho ra đời sản phẩm đầu tiên là Trà Vối JAVI dành cho người bệnh đái tháo đường và người có nguy cơ cao, phòng chống lão hóa và hỗ trợ giảm mỡ máu, đồng thời sản phẩm này cũng được sử dụng làm nước giải khát, hỗ trợ tiêu hóa, thanh nhiệt cho tất cả những người khỏe mạnh. Trà Vối JAVI của Viện Dinh dưỡng đã được Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm - Bộ Y tế cấp phép là thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Cách dùng Trà Vối JAVI như sau:
Với người bình thường: Dùng nước sôi hãm gói trà 3-5 phút, sau đó uống trà dưới dạng nóng hoặc lạnh, tùy theo ý thích. Hãm đến khi nhạt nước thì thôi. Mỗi ngày nên dùng 2 - 4 gói.
Với người bệnh (đái tháo đường, mỡ máu cao, ung thư…): dùng 100 ml nước sôi hãm 02 gói trà 3-5 phút (hoặc đun sôi), uống trước bữa ăn 3-5 phút, có thể uống 6 - 8 gói mỗi ngày.
Sản phẩm Trà Vối JAVI sử dụng hỗ trợ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường, rối loạn đường huyết, đái tháo đường type 2, mỡ máu cao, các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng.
Trà Vối JAVI có thể dùng dưới dạng trà uống hàng ngày cho mọi người trong gia đình nhằm thanh nhiệt, kích thích tiêu hóa, nâng cao sức khỏe, phòng ngừa các bệnh mạn tính
Lê Văn Chi – Viện Dinh dưỡng Quốc gia