Các chương trình đào tạo

Cập nhật: 5/25/2017 - Lượt xem: 25170
1. Đào tạo tiến sĩ Dinh dưỡng Cộng đồng: Từ năm 2005 đến nay Trung tâm đào tạo Viện Dinh dưỡng đã tuyển sinh được 3 khóa đào tạo tiến sĩ dinh dưỡng cộng đồng, gồm 13 nghiên cứu sinh. Hàng năm Trung tâm tổ chức tuyển sinh đối tượng NCS vào ngày 5 tháng 1 để chuẩn bị cho việc hoàn thiện các chứng chỉ chuyên ngành bắt buộc

2. Đào tạo thạc sĩ dinh dưỡng cộng đồng: Phối hợp với trường đại học Y Hà nội, từ 1994 đến nay Trung tâm đào tạo đa đào tạo được 13 khóa với 48 thạc sĩ dinh dưỡng cộng đồng. Học viên là các cán bộ thuộc ngành y tế của các tỉnh, các ngành nông nghiệp, thực phẩm, tổ chức quốc tế...

3. Đào tạo kỹ thuật viên dinh dưỡng tiết chế và KTV an toàn vệ sinh thực phẩm. Năm 2007 phối hợp với trường cao đẳng Y tế Hải dương, nay là đại học Y tế Hải Dương, bắt đầu tuyển sinh và đào tạo loại hình kỹ thuật viên.

4. Đào tạo cử nhân y tế công cộng định hướng dinh dưỡng cộng đồng. Từ năm 2008 Trung tâm đào tạo đã phối hợp với trường đại học Y tế công cộng bắt đầu tuyến sinh và đào tạo loại hình cứ nhân y tế công cộng định hướng dinh dưỡng cộng đồng

5. Các khóa đào tạo ngắn hạn có chứng chỉ: (1 tuần, 1 tháng, 3 tháng). Loại hình này áp dụng cho các cán bộ đang triển khai hoạt động dinh dưỡng trên cộng đồng và các giảng viên dinh dưỡng trong các trường đại học, cao đẳng, điều dưỡng và trung cấp y trong cả nước.

6. Đào tạo, huấn luyện bổ túc, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ trong mạng lưới triển khai- Viện Dinh dưỡng đã tổ chức hoặc phối hợp với các viện khu vực, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp tổ chức các lớp đào tạo về Dinh dưỡng cộng đồng, về thường quy kỹ thuật phân tích thực phẩm cho các cán bộ y tế các tuyến, các ngành liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu CLQGDD - Các lớp tập huấn thuộc chương trình Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em (PEM: Protein Energy Malnutrition), Chiến lược Quốc gia Dinh dưỡng (National Nutrition Strategy: NNS) và các dự án hỗ trợ.

7. Phối hợp đào tạo liên ngành và với các trường đại học, cao đẳng, trung học y tế trong cả nước để phát triển màng lưới dinh dưỡng được đào tạo bài bản. - Mở rộng mạng lưới đào tạo sau đại học tại trường ĐH Y-Dược TP HCM, ĐH Cần Thơ, ĐHY Huế...Xây dựng và phát triển các bộ môn Dinh dưỡng tại các trường đại học y chưa có bộ môn này trong cả nước như Y dược Thành phố Hồ chí Minh, Đại học Cần thơ, Đại học Tây nguyên, đại học y Huế...- Xây dựng và phát triển các bộ môn Dinh dưỡng tại các trường đại học có liên quan đến dinh dưỡng như: Nông nghiệp, Bách khoa- Xây dựng và phát triển các bộ môn Dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm tại trường Đại học y tế Hải dương

8. Phối hợp với các Viện, Trường của một số nước: Hà Lan, Úc, Mỹ ... đào tạo cho sinh viên quốc tế đến thực tập tại Việt Nam.

Thông tin về loại hình đào tạo tiến sĩ 
1. Chuyên ngành tuyển sinh: Dinh dưỡng Cộng đồng

2. Hình thức đào tạo: không tập trung: 3 năm

3. Điều kiện dự thi:

- Điều kiện văn bằng và công trình đã công bố: Người dự thi có bằng thạc sỹ đúng chuyên ngành phải có ít nhất một bài báo công bố phù hợp với hướng của đề tài luận án dự kiến trên tạp chí khoa học cấp ngành trước khi nộp hồ sơ dự thi. Thí sinh có bằng thạc sỹ chuyên ngành khác phải có ít nhất hai bài báo công bố trên tạp chí khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi.

- Những thí sinh có bằng thạc sỹ không đúng chuyên ngành dinh dưỡng cộng đồng phải học 3 môn chuyên ngành (chứng chỉ) của chương trình đào tạo thạc sỹ dinh dưỡng Cộng đồng sau:

+ Môn khoa học thực phẩm và an toàn thực phẩm+ Môn đánh giá tình trạng dinh dưỡng lập kế hoạch can thiệp dinh dưỡng

+ Môn giáo dục truyền thông dinh dưỡng.

- Điều kiện thâm niên công tác : Người dự thi vào chương trình đào tạo tiến sỹ cần có ít nhất hai năm làm việc chuyên môn trong lĩnh vực đăng ký dự thi (kể từ khi tốt nghiệp thạc sỹ tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đến ngày đăng ký dự thi). Trường hợp tốt nghiệp thạc sỹ xuất sắc có thể được chuyển tiếp làm nghiên cứu sinh theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.