Chương trình đào tạo dinh dưỡng tiết chế

Cập nhật: 5/25/2017 - Lượt xem: 23465

Căn cứ thực hiện                      

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Trang bị đầy đủ kiến thức và thực hành cập nhật nhất về dinh dưỡng tiết chế trong bệnh viện, đáp ứng được qui định về năng lực của Bộ Y tế theo thông tư hướng dẫn về công tác dinh dưỡng, tiết chế trong bệnh viện số 08/2011/TT-BYT ngày 26/1/2011.

1.2. Mục tiêu cụ thể

  • Trang bị các kiến thức dinh dưỡng cơ bản, dinh dưỡng cho các đối tượng
  • Cung cấp các kiến thức và thực hành để có thể khám và tư vấn cho người bệnh ngoại trú, theo dõi và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trong quá trình điều trị nội trú.
  • Cung cấp kiến thức và thực hành để có thể điều trị bằng chế độ ăn bệnh lý cho một số bệnh thường gặp.
  • Cung cấp kiến thức và thực hành về cách tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động của khoa dinh dưỡng tiết chế tại bệnh viện

2.    KHỐI LƯỢNG VÀ CẤU TRÚC KIẾN THỨC TOÀN KHÓA

2.1. Số đvht: 18 (50%  lý thuyết và  50%  thực hành)

3.    THỜI GIAN ĐÀO TẠO VÀ HÌNH THỨC ĐÀO TẠO

3.1. Thời gian đào tạo: 3 tháng

3.2. Hình thức đào tạo: 

  • Hình thức tập trung: học tại Viện Dinh Dưỡng và Bệnh viện hoặc các cơ sở đào tạo ở các Trường liên kết, hoặc Tỉnh (Thành phố) (học cả tuần, trừ thứ 7 và CN)
  • Hình thức đào tạo từ xa qua mạng internet:

+ Các bước tiếp nhận Hồ sơ vẫn theo các quy định đối với hình thức tập trung, nếu đủ điều kiện, hồ sơ xin học sẽ được Trung tâm Đào tạo tiếp nhận. Học viên sau khi được tiếp nhận, sẽ được cấp 1 tài khoản (account & password) để truy cập trang web về Đào tạo;

+ Học viên sẽ được phân công một giáo viên hướng dẫn qua mạng.

+ Tiếp cận bài giảng: Thông qua một phần mềm học và kiểm tra qua mạng internet (tại chuyên trang đào tạo dinh dưỡng trên website chính thức của Viện Dinh dưỡng), học viên tiếp cận các bài giảng qua một số hình thức sau đây:

-  Tham gia một số buổi giảng Trực tuyến (online);

-  Xem video các bài giảng trên lớp của Giáo viên;

-  Tải về các slide bài giảng chuẩn của giáo viên;

-  Tải về các tài liệu tham khảo hỗ trợ;

+ Sau mỗi bài giảng, học viên có thể tự kiểm tra kiến thức của mình thông qua bài kiểm tra trực tuyến trên mạng (bài thi test, câu hỏi dạng multi-choice; phần mềm máy tính tự chấm điểm). Kết quả bài kiểm tra này phản ánh mức độ tiếp thu kiến thức của học viên đối với mỗi bài giảng.

+ Kiểm soát và Hỗ trợ việc học tập của Học viên: Ban quản trị mạng cùng với Giáo viên hướng dẫn sẽ kiểm soát thời lượng học tập cũng như kết quả thi test từng bài giảng của học viên qua các công cụ hỗ trợ kiểm soát qua mạng (thông qua địa chỉ IP và thời gian đăng nhập của account; thời gian online của mỗi account và các thao tác trên trang đào tạo trực tuyến của học viên sẽ được kiểm soát), học viên cũng được các chuyên gia tin học hỗ trợ kỹ thuật tối đa, giáo viên hướng dẫn cũng sẽ luôn sẵn sàng tiếp nhận và trả lời các câu hỏi thắc mắc của học viên thông qua chức năng diễn đàn trên chuyên trang đào tạo hoặc thậm chí gửi qua email, hoặc chat online qua các công cụ skype; yahoo mesenger.

+ Chức năng thi kiểm tra kiến thức online trên mạng sẽ giúp học viên tự lượng giá được trình độ của mình, đồng thời giúp giảng viên nắm được mức độ tiếp thu kiến thức từng phần hoăc tổng thể của học viên để có kế hoạch hỗ trợ, bổ sung kiến thức.

Thi tốt nghiệp và Cấp chứng chỉ: Sau khi hoàn thành các bài giảng và bài kiểm tra qua mạng, học viên sẽ phải trải qua một bài thi tốt nghiệp trực tiếp tại Trung tâm đào tạo của Viện Dinh dưỡng. Hình thức có thể là Thi viết+Thi vấn đáp; hoặc Thi viết+Trình bày báo cáo đề tài (nếu có).

4. HỌC PHÍ:

Mức thu căn cứ theo các qui định hiện hành về đào tạo

5.  ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

  • Các cán bộ công tác tại các bệnh viện có thực hiện công tác dinh dưỡng tiết chế (trình độ bác sỹ, cử nhân)

  • Đối tượng khác: Các cá nhân có nhu cầu (trình độ bác sỹ, cử nhân)

6. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ GIÁ TRỊ CHỨNG CHỈ

6.1. Quy trình đào tạo     

Đào tạo theo các module và chuyên đề

Bao gồm học trên lớp, thực hành trên lớp, học tại bệnh viện

6.2. Giá trị chứng chỉ:

Trung tâm Đào tạo liên tục về dinh dưỡng và thực phẩm thuộc Viện Dinh dưỡng được thành lập theo quyết định số 2193/QĐ-BYT ngày 7/6/2002, thực hiện chức năng nhiệm vụ đào tạo do Viện Dinh dưỡng qui định

Viện Dinh dưỡng được phép của Bộ Y tế theo công văn số 8593/BYT-K2DT ngày 13/11/2006 tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về Dinh dưỡng cộng đồng, Dinh dưỡng lâm sàng tiết chế, và An toàn vệ sinh thực phẩm để nâng cao năng lực chuyên môn ngành và đáp ứng yêu cầu xã hội. Viện được cấp chứng nhận cho các học viên đủ điều kiện.

6.3. Đánh giá:

Hình thức tập trung và hình thức không tập trung

  • Tham gia đủ thời gian qui định

  • Đủ điểm đạt của bài kiểm tra cuối khóa

  • Báo cáo thực tập: kế hoạch xây dựng khoa dinh dưỡng tiết chế

Hình thức đào tạo từ xa qua mạng internet:

  • Tham gia đủ thời gian online qui định trên account.

  • Hoàn thành các bài thi test online với kết quả tối thiểu là trả lời đúng 70% câu hỏi dạng multi-choice trên máy (có 2 dạng bài thi test: test cho từng bài giảng và bài thi test tổng thể cuối khóa). Tùy theo từng học phần và yêu cầu của Bộ môn, học viên có thể phải làm bài kiểm tra vấn đáp qua mạng (học viên chát trực tuyến với giảng viên và trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa ra).

  • Báo cáo thực tập: kế hoạch xây dựng khoa dinh dưỡng tiết chế.

Đánh giá cuối khóa học ( chung cho cả 3 hình thức nêu trên)
:

Bài luận/báo cáo chuyên đề


Phỏng vấn/ vấn đáp của Hội đồng đào tạo Viện Dinh Dưỡng

7. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH: 18 đvht

STT

Tên chuyên đề/module

Thời lượng

1

Module I: Dinh Dưỡng cơ sở11dlemodlemodle

 

 

Chuyên đề 1

Dinh dưỡng cơ sở và an toàn vệ sinh thực phẩm

2

 

Chuyên đề 2

Dinh dưỡng cho các đối tượng khác nhau

1

1

Module II: Cơ sở của Dinh Dưỡng lâm sàng tiết chế1dlemodlemodle

 

 

Chuyên đề 3

Dinh dưỡng điều trị và dinh dưỡng tiết chế

(suy dinh dưỡng của người bệnh, quy trình chăm sóc dinh dưỡng, tương tác thuốc và thực phẩm)

1

 

Module III: Giáo dục, tư vấn dinh dưỡng:::

 

 

Chuyên đề 4

Các kỹ thuật thu thập thông tin và đánh giá dinh dưỡng

1

 

Chuyên đề 5

Giáo dục truyền thông và  tư vấn dinh dưỡng cho các đối tượng

2

 

Module III: Các kỹ thuật, can thiệp dinh dưỡng

 

 

Chuyên đề 6

Xây dựng và đánh giá khẩu phần

Tính nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh

Xây dựng và đánh giá khẩu phần cho người bệnh

2

 

Chuyên đề 7

Các kỹ thuật đánh giá và can thiệp dinh dưỡng trong bệnh viện

1

3

Module : Dinh dưỡng điều trị

 

 

Chuyên đề 8

Dinh dưỡng điều trị Nội khoa, Ngoại Khoa và Nhi khoa

Quy trình chăm sóc dinh dưỡng một số bệnh

5

3

Module IV: Tổ chức, quản lýo

 

 

Chuyên đề 9

Tổ chức, quản lý  khoa dinh dưỡng  bệnh viện

1

 

Chuyên đề  10

Thực tập và viết chuyên đề thực tập tại bệnh viện

2

8. ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN:

  • Gồm các chuyên gia và các bộ môn chuyên ngành đang công tác tại Viện Dinh Dưỡng, Bộ Y tế, các bệnh viện trung ương...

  • Danh sách giảng viên chính:

1) PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm – Viện Dinh Dưỡng, Bộ Y Tế

2) PGS.TS. Lê Danh Tuyên – Viện Dinh Dưỡng, Bộ Y Tế

3) PGS.TS. Lê Bạch Mai – Viện Dinh Dưỡng, Bộ Y Tế

4) PGS.TS. Nguyễn Đỗ Huy – Viện Dinh Dưỡng, Bộ Y Tế

5) ThS. Trịnh Hồng Sơn – Viện Dinh Dưỡng, Bộ Y Tế

6) TS. Huỳnh Nam Phương – Viện Dinh Dưỡng, Bộ Y Tế

7)  ThS. Đinh Phương Hoa – Viện Dinh Dưỡng, Bộ Y Tế

8) TS. Phạm Thu Hương – Viện Dinh Dưỡng, Bộ Y Tế

9) BS Doãn Tường Vi – BV 198

10) BS Đinh Kim Liên – BV Bạch Mai

11) PGS.TS. Nguyễn Thanh Chò – BV 103

9.  THỦ TỤC HỒ SƠ:

Các bước tiếp nhận Hồ sơ vẫn theo các quy định hiện hành, nếu đủ điều kiện, hồ sơ xin học sẽ được Trung tâm Đào tạo tiếp nhận.

Hồ sơ gồm:  

  • Đơn đăng ký học (theo mẫu)

  • Bản sao bằng cấp cao nhất

  • Công văn cử cán bộ đi học của cơ quan (nếu có)

Hồ sơ gửi về địa chỉ:

Trung tâm Đào tạo Dinh dưỡng và Thực phẩm

Viện Dinh dưỡng – 48B Tăng Bạt Hổ - Hà Nội

Tel: 04- 39724031; Fax: 04-39717885; Email: trungtamdaotaonin@gmail.com

 VIỆN TRƯỞNG
VIỆN DINH DƯỠNG QUỐC GIA         
(Đã ký)



PGS. TS. LÊ DANH TUYÊN

             GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM ĐÀO TẠO
 DINH DƯỠNG VÀ THỰC PHẨM

 (Đã ký)



PGS.TS. NGUYỄN ĐỖ HUY