Làm thế nào để biết mình có bị thừa cân, béo phì không?

Cập nhật: 12/7/2021 - Lượt xem: 6275

1. Cân và đo chiều cao

Căn cứ vào cân nặng và chiều cao hiện tại của mỗi người, dựa vào các ngưỡng đánh giá là cách xác định khách quan và tương đối chính xác xem một người có bị thừa cân, béo phì không.


Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, việc xác định cân nặng theo tuổi z-score hoặc cân nặng theo tuổi z-score đang ở ngưỡng nào cần có bảng tra tham khảo theo Biểu đồ tăng trưởng của WHO năm 2015.

Đối với trẻ em từ 5 - 19 tuổi, việc xác định BMI theo tuổi z-score cần có bảng tra.

Bảng tra các chỉ số này có thể được tìm thấy trên trang thông tin điện tử của Viện Dinh dưỡng

 http://viendinhduong.vn/vi/so-lieu-thong-ke/cac-bang-bieu-danh-gia-tinh-trang-dinh-duong-tre-em-tu-0-den-duoi-5-tuoi-dua-vao-z-score-605.html

http://viendinhduong.vn/vi/suy-dinh-duong-tre-em/cac-bang-bieu-danh-gia-tinh-trang-dinh-duong-tre-em-tu-5-den-19-tuoi-dua-vao-z-score-606.html

người trưởng thành, khi có chỉ số cân nặng và chiều cao thì việc tính BMI tương đối đơn giản. BMI được tính bằng số cân nặng theo kg chia cho chiều cao theo mét bình phương (BMI=cân nặng (kg)/(chiều cao)2). Nếu BMI ≥25 là ngưỡng xác định thừa cân, nếu BMI ≥30 là ngưỡng xác định béo phì.

2. Hướng dẫn cân, đo tại nhà

 Chúng ta nên cân vào một thời điểm cố định, ví dụ, vào buổi sáng, khi mới thức dậy, đã đi vệ sinh, nhưng chưa ăn uống gì. Việc này sẽ hạn chế các sai số do ăn uống, ảnh hưởng tới việc xác định chính xác cân nặng của chúng ta. Khi cân, cần mặc quần áo mỏng, tránh mặc quần áo dày hoặc cầm vật gì đó theo người như chìa khóa, điện thoại, không đi giày, dép khi cân...

 Việc đo chiều cao chính xác là khi cơ thể của chúng ta đứng để cột sống thẳng hoặc nằm đối với trẻ dưới 2 tuổi. Để làm được điều này, khi đo chiều cao, chúng ta cần chạm hai gót chân, bắp chân, mông, vai và sau gáy vào tường. Đảm bảo đủ 5 điểm chạm này cùng với mắt của nhìn thẳng ra phía trước thì sẽ đo được chiều cao một cách chính xác nhất. Thao tác đo chiều dài cho trẻ dưới 2 tuổi tương đối khó để làm tại hộ gia đình. Tuy nhiên, nếu không đem trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra được thì việc theo dõi chiều dài của trẻ ở nhà một cách tương đối cũng có ý nghĩa để cha mẹ theo dõi sự tăng trưởng của con tại nhà và kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế khi thấy trẻ có dấu hiệu bị suy dinh dưỡng thấp còi.

*) Biểu hiện của thừa cân, béo phì

- Hình dáng cơ thể: Biểu hiện dễ nhận biết nhất của thừa cân, béo phì là hình dáng bên ngoài: trẻ mập mạp hơn bình thường, tay chân nhiều mỡ, đối với trẻ vị thành niên và người trưởng thành thì có thể có thêm dấu hiệu như vòng bụng hay vòng eo to, vòng đùi, vòng tay to. Hình dáng cơ thể có thể thay đổi như hình quả lê (béo phần thân dưới), quả táo (béo phần thân giữa).

- Ở những người béo phì có thể có thêm các triệu chứng như: khó ngủ, khó thở, đau lưng, đau khớp gối, xuất hiện các vết rạn da, hoặc da bị sưng đỏ, sẫm màu ở một số nơi, các nếp gấp da có thể bị nhiễm khuẩn, thích ứng với thay đổi nhiệt độ kém hơn, sưng và giãn tĩnh mạch ở các chi dưới, thường bị chảy mồ hôi quá mức, tâm lý bị ảnh hưởng do hình thể thay đổi. Ở những người béo phì có thể có thêm các triệu chứng như: khó ngủ, khó thở gây đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, rối loạn huyết áp ở người béo phì thường gây tăng huyết áp, hoặc các rối loạn tim mạch hay ung thư thì có thêm các triệu chứng của các bệnh này.