Luận án tiến sĩ của NCS Phạm Quốc Hùng

Cập nhật: 3/29/2018 - Lượt xem: 11434

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN

PHẦN MỞ ĐẦU

Họ tên NCS: Phạm Quốc Hùng

Tên đề tài luận án: So sánh hiệu quả bổ sung đa vi chất với sắt - acid folic lên tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ mang thai và tăng trưởng của trẻ đến 12 tháng tuổi tại Hà Nam

Chuyên ngành: Dinh dưỡng - Mã số: 62.72.03.03

Người hướng dẫn:      PGS.TS. Lê Danh Tuyên (Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

GS.TS. Nguyễn Công Khẩn (Bộ Y tế)

Tên cơ sở đào tạo: Viện Dinh dưỡng Quốc Gia

PHẦN NỘI DUNG

Mục đích và đối tượng nghiên cứu:

Thiếu vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai (PNMT) là vấn đề sức khoẻ cộng đồng quan trọng trên thế giới. Công bố của Viện Dinh dưỡng năm 2014-2015 cho thấy tỷ lệ thiếu máu PNMT toàn quốc là 32,8% trong đó 54,3% là do thiếu sắt. Bổ sung sắt - acid folic (SAF) đã được WHO triển khai từ 2006 và hướng dẫn chính thức 2012. Tuy nhiên, ngoài sắt - acid folic, PNMT còn thiếu nhiều vi chất khác. Việc thay thể sắt - acid folic (SAF) bằng đa vi chất (ĐVC) đã được đặt ra, nhưng đến nay vẫn chưa đủ bằng chứng về hiệu quả thay thế bổ sung SAF bằng bổ sung ĐVC; hướng dẫn mới nhất của WHO (2016) cho PNMT vẫn khuyến cáo sử dụng viên SAF. Nghiên cứu này tiến hành trên PNMT 6-16 tuần tại Lý Nhân, Hà Nam với mục đích cung cấp thêm bằng chứng về hiệu quả bổ sung ĐVC với SAF ở PNMT ở khu vực thiếu máu vừa và nhẹ. Mục tiêu cụ thể: mô tả tình trạng dinh dưỡng PNMT 6-16 tuần; so sánh hiệu quả bổ sung ĐVC với SAF lên tình trạng dinh dưỡng PNMT; so sánh tác động bổ sung ĐVC với SAF ở PNMT đối với tăng trưởng trẻ đến12 tháng tuổi.

Các phương pháp nghiên cứu:

Thiết kế nghiên cứu gồm 3 giai đoạn: Nghiên cứu mô tả cắt ngang PNMT 6-16 tuần; Nghiên cứu thử nghiệm can thiệp cộng đồng có đối chứng, ngẫu nhiên cụm, mù đôi trên PNMT; Nghiên cứu tiến cứu theo dõi trẻ sinh ra bởi PNMT đến 12 tháng tuổi. Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Lý Nhân, Hà Nam trong thời gian từ tháng 12/2012 đến tháng 2/2015. Sử dụng phương pháp tính cỡ mẫu để xác định tỷ lệ thiếu máu; xác định sự khác biệt mong muốn về hàm lượng hemoglobin và ferritin huyết thanh. Điều tra cắt ngang toàn bộ 657 PNMT 6-16 tuần của 23 xã. Chọn ngẫu nhiên 14 xã vào 2 nhóm: Nhóm bổ sung sắt - acid folic hoặc nhóm bổ sung đa vi chất. Mỗi nhóm tuyển chọn 202 PNMT 6-16 tuần tình nguyện, không mắc bệnh mạn tính, không thiếu máu nặng (Hb<70g/l). Bổ sung 2 lần/tuần tới 3 tháng sau sinh. Theo dõi 387 trẻ sinh ra bởi nhóm sắt - acid folic (194) và nhóm đa vi chất (193) tới 12 tháng tuổi còn 331 trẻ tham gia đánh giá (166 nhóm SAF, 165 nhóm ĐVC). Đánh giá tiến hành tại các thời điểm thai 6-16 tuần, thai 32 tuần, khi sinh, trẻ 6 tuần, trẻ 6 tháng, trẻ 12 tháng tuổi. Thông tin thu thập chính trên mẹ gồm nhân khẩu, thai sản, nhân trắc (chiều cao, cân nặng, vòng cánh tay), sinh hóa (hemoglobin, transferin receptor, folate, B12, vitamin D huyết thanh, iốt niệu). Thông tin thu thập chính ở con: tình trạng khi sinh, chế độ bú mẹ, ăn uống, bệnh tật, nhân trắc (cân nặng, chiều cao, vòng đầu).

Các kết quả chính và kết luận:

1. Kết quả nghiên cứu mô tả cắt ngang 657 PNMT từ 6-16 tuần cho thấy: Tình trạng thiếu máu ở mức trung bình theo WHO: Tỷ lệ PNMT bị thiếu máu là 20,7 %, trong đó tỷ lệ thiếu máu vừa là 3,7%, thiếu máu nhẹ là 17,0%. Tỷ lệ dự trữ sắt thấp (Ferritin <30 µg/l) là 17,4%; trong đó có 4,3% dự trữ sắt cạn kiệt (Ferritin <15µg/l). Tình trạng thiếu folate (0,8%), vitamin B12 ở mức nhẹ (0,5%). Tình trạng chiều cao thấp và nhẹ cân ở mức cao: Chiều cao TB là 153,6 ± 4,61 cm; 20,5% thấp dưới 150 cm. Khi bắt đầu tham gia nghiên cứu (tuổi thai TB là 12,3 ± 3,1tuần), cân nặng TB là 46,5 ± 5,3 kg, vòng cánh tay TB là 23,7 ± 2,0cm.

2. Nghiên cứu thử nghiệm can thiệp cộng đồng đối chứng, ngẫu nhiên cụm, mù đôi trên 404 PNMT cho thấy:  Bổ sung đa vi chất tương đương sắt - acid folic trong cải thiện nồng độ Hb huyết thanh và tình trạng thiếu máu: Tỷ lệ thiếu máu chung của nhóm ĐVC (11,2%) thấp hơn nhóm SAF (11,5%) với p >0,05. Tình trạng dự trữ sắt thấp ở nhóm ĐVC (39,6%) thấp hơn nhóm SAF (40,1%).  Bổ sung đa vi chất có xu hướng tốt hơn sắt - acid folic với mức tăng cân nặng và vòng cánh tay: Tại thời điểm thai 32 tuần, mức tăng cân ở nhóm ĐVC (10,3 ± 2,4 kg) cao hơn nhóm SAF (9,7 ± 2,4 kg). Số đo vòng cánh tay TB khi thai 32 tuần ở nhóm ĐVC (25,1 ± 2,1cm) cao hơn nhóm SAF (24,8 ± 2,0cm). Bổ sung đa vi chất có hiệu quả hơn sắt - acid folic trong cải thiện tình trạng thiếu iốt niệu và vitamin D huyết thanh ở PNMT: Tỷ lệ thiếu vitamin D ở nhóm ĐVC (9,2%) thấp hơn nhóm SAF (17,3%); Tỷ lệ iốt niệu thấp ở nhóm ĐVC (70,8%) thấp hơn ở nhóm SAF (85,1%) với p<0,05.

3.  Nghiên cứu theo dõi tác động của bổ sung đa vi chất với sắt - acid folic ở PNMT lên tăng trưởng của trẻ đến 12 tháng tuổi cho thấy:  Bổ sung đa vi chất có tác động tốt hơn bổ sung sắt - acid folic đối với chiều cao, cân nặng, vòng đầu trẻ. Sự khác biệt này giảm dần theo thời gian từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi:  Trẻ sơ sinh:  Chiều cao TB ở nhóm ĐVC (49,8 ± 2,8 cm) cao hơn nhóm SAF (49,0 ± 2,2 cm). Cân nặng TB ở nhóm ĐVC (3233 ± 359 g) cao hơn nhóm SAF (3161 ± 335 g). Tỷ lệ nhẹ cân so với tuổi thai ở nhóm ĐVC (2,6%) thấp hơn nhóm SAF (7,3%). Vòng đầu TB ở nhóm ĐVC (33,1 ±2,2 cm) cao hơn nhóm SAF (32,1 ± 2,1 cm). Những khác biệt này đều có YNTK (p<0,05). Trẻ 12 tháng tuổi: Cân nặng TB trẻ ở nhóm ĐVC (9208 ± 1222g) cao hơn nhóm SAF (9103 ± 1051g) và chiều cao TB ở nhóm ĐVC (57,2 ± 3,0 cm) cao hơn nhóm SAF (49,0 ± 2,21 cm) nhưng không có YNTK (p>0,05).

 

NGƯỜI HƯỚNG DẪN 1

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

 

      Lê Danh Tuyên

NGƯỜI HƯỚNG DẪN 2

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

 

  Nguyễn Công Khẩn

NGHIÊN CỨU SINH

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

 

 Phạm Quốc Hùng



ABTRACT

INTRODUCTION

Name of PhD candidate: Pham Quoc Hung

Title of dissertation:  Comparison effects of prenatal multiple micronutrient versus iron-folic acid supplementation on pregnancy nutrition status and the children growth up to 12 months of age in Ha Nam

Specialization: Nutrition - Code: 62.72.03.03

Supervisors:    Assoc.Prof. Le Danh Tuyen, MD, PhD (National Institute of Nutrition)

                        Prof. Nguyen Cong Khan, MD, PhD (Ministry of Health)

CONTENT

Purpose and subjects:

Micronutrients deficiency in pregnant women (PW) is an important public health problem in the world. According to the National Institute of Nutrition in 2014-2015, the national anemia rate was 32.8%, of which 54.3% were due to iron deficiency. Iron - folic acid (IFA) supplementation has been developed by WHO since 2006 and in the guidelines in 2012. However, besides Iron - folic acid, other micronutrients are deficient. Multiple micronutrient (MMN) substitution has been proposed, but there is not enough evidence yet to support the replacement IFA by MMN. Therefore, this study was conducted on 6 to 16-weeks PW in Ly Nhan district, Ha Nam for the purpose of providing additional evidence for the efficacy of MMN versus IFA supplementation on PW in mild and moderate anemia areas. Specific objectives: Describe the nutritional status of 6-16-weeks PW; Compare effects of prenatal MMN versus IFA supplementation on nutritional status of PW; Compare impacts of prenatal MMN versus IFA supplementation on children growth up to 12 months of age.

Research methods:

The study design consisted of three parts: A cross sectional survey on 6 to 16 weeks PW; a double-blind, cluster randomized, and controlled community intervention trial on PW; and a follow-up study on infants born by these PW up to 12 months of age. The study was conducted in Ly Nhan district, Ha Nam province between December 2012 and February 2015. The method of calculation of sample size to determine the anemia prevalence and the desired difference of hemoglobin and serum ferritin levels was applied. 657 6 to 16-week PW of 23 communes enrolled the cross-sectional survey. 14 communes were randomized into two groups: IFA group and MMN group (7 communes/group). Each group selected 202 voluntary 6 to 16-week PW without chronic disease and severe anemia (Hb <70g/l). IFA or MMN was supplemented 2 times/week to 3 months postpartum. Follow-up of infants born by IFA group (194) and MMN group (193) was conducted up to 12 months of age with 166 children of IFA group and 165 children of MMN group.  Assessment was conducted at 6-16 week gestation, 32 week gestation, at birth, 6 week, 6 month and 12 month postpartum. The key data collected on the mother were demographics, maternity, anthropometry (height, weight, and arm circumference), biochemistry (hemoglobin, transferrin receptor, folate, B12, serum vitamin D, and urinary iodine). Key data collected in children were birth condition, breastfeeding, eating, illness, and anthropometry (weight, height, and head circumference).

Key findings and conclusions:

1. Results of a cross-sectional study on 657 PW showed that Anemia level was moderate according to WHO classification: The prevalence of anemia was 20.7%, of which, moderate anemia was 3.7% and mild anemia was 17.0%. The low iron reserve rate (Ferritin<30μg/l) was 17.4%; of which, 4.3% was depleted (Ferritin<15μg/l). Folate deficiency (0.8%), vitamin B12 deficiency (0.5%) was mild. Low height and low weight status were high; mean height was 153.6 ± 4.61 cm; 20.5% lower than 150 cm. At survey time (mean gestational age was 12.3 ± 3.1 weeks), mean weight was 46.5 ± 5.3 kg, mean arm circumference was 23.7 ± 2.0 cm.

2. A double-blind, cluster randomized and controlled trial on 404 PW showed that MMN supplementation was equal IFA in improving serum Hb concentration and anemia status: The anemia prevalence of MMN group (11.2%) was lower than that of IFA group (11.5%) with p>0.05. Low levels of iron reserve of MMN group (39.6%) was lower than IFA group (40.1%). MMN supplementation tended to be better than IFA with weight gain and arm circumference: At 32 - week gestation, the gain weight of MMN group (10.3 ± 2.4 kg) was higher than IFA group (9.7 ± 2.4 kg). The mean arm circumference at 32 weeks of gestation of MMN group (25.1 ± 2.1 cm) was higher than that of IFA group (24.8 ± 2.0 cm). MMN supplementation was more effective than that of IFA in improving serum iodine deficiency and serum vitamin D: Vitamin D deficiency of MMN group (9.2%) was lower than that of IFA group (17, 3%); The low iodine level of MMN group (70.8%) was lower than IFA group (85.1%) with p<0.05.

3. Study on impacts of prenatal supplementation of MMN versus IFA on the growth of infants up to 12 months of age showed that MMN supplementation had a better impact than IFA’s on height, weight, head circumference. These differences were decreased over time from newborn to 12 - month old: Newborn baby: The mean height of MMN group (49.8 ± 2.8 cm) was higher than IFA group (49.0 ± 2.2 cm). The mean weight of MMN group (3233 ± 359 g) was higher than that of IFA group (3161 ± 335 g). The prevalence of small for gestational age (2.6%) was lower than that of IFA group (7.3%). The head circumference of MMN group (33.1 ± 2.2 cm) was higher than IFA group (32.1 ± 2.1 cm). These differences had p<0.05. 12-month old infants: the mean weight of MMN group (9208 ± 1222g) was higher than IFA group (9103 ± 1051g) and height of MMN group (57.2 ± 3.0 cm) was higher than that of IFA group (49.0 ± 2.21 cm) with p>0.05.

Luận án (toàn văn)
Luận án (tóm tắt)